Nước Nga không có một cảng biển nào thuận lợi

Nga là một quốc gia rộng lớn trải từ biển bắc tới biến Caspi, tải từ biển Baltic ở Đại Tây Dương tới vùng biển Thái Bình Dương, lãnh thổ bao hàm cả 2 lục địa Á và Âu. Tuy nhiên trong lịch sử và cả thời hiện đại Nga luôn chật vật tìm cho mình một con đường tiến ra biển, kiếm cho mình một cảng  biển đủ tốt để neo đậu những hạm đội hải quân hùng mạnh của mình. Tuy nhiên điều đó là khá khó khăn.

Ở phía Bắc Nga giáp với Bắc Băng Dương, đây là đại dương mà hiếm có tàu nào có thể đi qua được vùng nước đầy băng đá và không có đường giao thương ra thế giới. Giáp với Bắc Băng Dương cũng chỉ có thể kiếm thêm một số nguồn lợi về thuỷ sản hay về lãnh thổ thôi.

cang-bien-nga

Ở phía tây bắc của Nga có thành phốcảng Sankt-Peterburg, tuy nhiên thành phố cảng này chỉ hoạt động vào những mùa trong năm, vào những mùa đông khi mặt biển đóng băng thì cảng biển coi những không hoạt động được, đây là điểm yếu của cảng biển này. Nếu vào mùa đông mà quân địch hoạt động bất ngờ thì chẳng thể xoay sở kịp. Vấn đề thứ hai là các hạm đội đi ra từ cảng biển này phải đi qua vùng biển Baltic nhỏ hẹp, nhiều đảo nhỏ, nhiều vùng vịnh là nơi neo đậu của các hạm đội lớn của các quốc gia như Hạm đội của Đan Mạch, của Thuỵ Điển và đặc biệt là của Đức. Nếu có ra khỏi được biển Baltic an toàn thì sẽ gặp ngay Hạm đội Anh mạnh nhất thế giới đón đầu. Cho nên cảng biển này có những nhược điểm lớn của riêng nó.

Trong lịch sử để giành được cửa ngỏ thông ra biển Baltic mà Nga đã trải qua hàng trăm năm chiến tranh vừa liên tục vừa đứt quãng với các nước bán đảo Scandinavie như Thuỵ Điển, Phần Lan, Ba Lan, Đan Mạch, Đức…lôi kéo nhiều đồng minh ở Tây âu vào cuộc chiến. Vào cuộc chiến cuối cùng với chiến thắng quyết định Nga đã giành được vùng đất thông qua biển Baltic và xây dựng nên thành phốSankt-Peterburg.

Cảng biển thứ  3 mà Nga có neo đậu hạm đội của mình là neo trong biển Đen, đây là một vùng biển khá rộng lớn thông với biển Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus ở Istanbul. Nga có một hạm đội hùng mạnh neo đậu trong Biển Đen, cảng biển khá an toàn cho Nga bởi xung quanh không có một nước nào có thể gây nguy hiểm cho Nga, thậm chí còn bị Nga chi phối. Tuy nhiên nó có một nhược điểm to lớn là muốn thông qua các đại dương bao la thì Hạm đội Nga phải đi qua eo biển Bosporus ở Istanbul, như vậy là nếu chiến tranh xảy ra mà Thổ Nhĩ Kỳ không cho Hạm đội Nga đi qua eo biển thì coi như là cầm tù cả một Hạm đội mà không có cách nào vượt qua được. Hạm đội này của Nga thường được dùng để tạo ảnh hưởng ở khu vực Địa Trung Hải và cách nước vùng Trung Đông.

Mặt giám biển cuối cùng là các cảng biến phía Đông của Nga, nằm ở phía Bắc của Trung Quốc và phía Tây của Nhật Bản. Ở đây cảng biển cũng chỉ có thể hoạt động vào một số thời gian trong năm thôi, khả năng tiếp tế cũng rất hạn chế, trong lục địa không có nhiều dân cư và cơ sở vật chất để cung cấp cho cả một hạm đội. Thời gian hoạt động đã ít rồi mà nó còn ở những vị trí khá hiểm hóc, phía đông là nước Nhật với hình vòng cung bao vây với một cơ sở quân sự khổng lồ của Mỹ vẫn còn đang đóng tại đây. Phía nam là gặp các Hạm đội của Trung Quốc và cả Hạm Đội 7 của Mỹ tuần tra khắp các vùng đất xung quanh.

Nhìn bốn phương tám hướng ta thấy Nga giáp nhiều biển những không có cảng biển nào có thể hoàn toàn thuận lợi và hoạt động cả năm đủ cho các hạm đội Nga cơ động. Tuy nhiên lực lượng quân sự và ảnh hưởng của Nga là toàn thế giới cho nên Nga đã thiết lập được nhiều đồng minh và thuê được những cảng biển trên khắp thế giới của các đồng minh của mình như cảng Cam Ranh ở Việt Nam vậy.

 

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment