Tải sách Sững Sờ Và Run Rẩy PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Amélie Nothomb
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Sững Sờ Và Run Rẩy
Sững sờ và run rẩy chính là cuốn sách thành công nhất của Amélie Nothomb, một gương mặt không thể thiếu trong danh sách tác giả best-seller hàng năm tại Pháp, giành Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Pháp có thể loại tiểu thuyết.
Lôi kéo niềm say mê của độc giả bằng văn phong lãng mạn, độc đáo đi kèm chất hài hước tinh tế, Sững sờ và run rẩy cũng là nơi Amélie Nothomb bóc tách những khác biệt giữa hai nền văn hoá Đông – Tây trong một bút pháp sở trường. Nothomb chính là nhân vật trong truyện, nơi Nothomb kể lại quãng thời gian cô làm việc cho một công ty của Nhật. Hàng loạt nghi thức công ty kỳ cục nhất, cùng những tình huống khôi hài liên tiếp đến bởi sự khác biệt về văn hoá đã đưa đẩy cô gái trẻ từ mong muốn ban đầu làm một phiên dịch lại thành ra bà “Nước Tiểu” dọn nhà vệ sinh. Sững sờ và run rẩy được coi là phương thuốc chống phiền muộn dành cho độc giả. Sự hài hước của hoàn cảnh cùng lối kể chuyện bình dị đến ngạc nhiên đã giúp cuốn sách đem về sự mến mộ vượt bậc dành cho tác giả của nó với hơn 500 000 bản sách được bán ra, trở thành tên sách được nhắc tới nhiều nhất trong cộng đồng độc giả đã say mê chờ đợi mỗi năm một cuốn mới từ Amélie Nothomb.
Lời tặng
“Với sự tinh tế tột cùng, trong quyển sách nhỏ nhắn thú vị này, Nothomb đã hiện đại hóa mâu thuẫn lâu đời giữa phương Đông và phương Tây.” – The Oprah Magazine
“Một lời châm biếm nhẹ nhàng nóng bẩy” – The Wall Street Journal
“Câu chuyện hài hước và hấp dẫn tột cùng về sự gặp gỡ Đông Tây… Nothomb là một nhà văn phi thường với văn phong giản dị, chân thực và tao nhã. Vô cùng hấp dẫn” – Library Journal
“Với Sững sờ và run rẩy, cuốn tiểu thuyết đầy tinh tế pha trộn vốn sống kèm theo những phân tích của tác giả, Amélie Nothomb đã phác nên một thế giới công sở rất đặc biêt. Dành cho tất cả những ai chỉ mới biết văn hoá Nhật trên lý thuyết, chưa trải nghiệm thực tế” – Guillaume Folliero
“Một cuốn tiểu thuyết mới đặc sắc, đậm chất châm biếm… Chắc chắn độc giả sẽ bị chinh phục” – Publishers Weekly
Con gái của đại sứ và nhà văn Bỉ Patrick Nothomb, Amélie Nothomb sinh tại thành phố Kobe của Nhật, ngày 13/08/1967. Cô chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nhật. Rời Nhật, Amélie tiếp tục theo cha qua Trung Quốc, Mỹ rồi các nước Đông Nam Á. Cảnh sống xa quê hương và nỗi cô đơn dần khiến cô sống khép mình. Năm 17 tuổi, Amélie trở về Bỉ và bắt đầu khám phá nền văn hóa, lối sống phương Tây. Cô hoàn toàn bị sốc. Chính từ giai đoạn này, Amélie Nothomb bắt đầu viết, song chưa hề dám mong muốn sống được bằng nghề cầm bút. Năm 1992, đã có trong tay khoảng 20 bản thảo, Amélie Nothomb quyết định gây dựng tên tuổi và xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Hygiène de l’assassin (Hồi ức kẻ sát nhân). Cuốn tiểu thuyết này đánh dấu thành công đầu tiên của cô.
Trích đoạn:
Tiền ở Yumimoto vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Khi những con số không nhiều đến một mức nào đó thì tổng số tiền đã vượt khỏi lĩnh vực số học để bước vào lĩnh vực nghệ thuật trừu tượng. Tôi tự hỏi liệu trong công ty có ai đó có thể sướng rơn vì đã kiếm được một trăm triệu Yên, hoặc lấy làm xót xa cho việc mất một khoản tiền tương đương.
Nhân viên của Yumimoto, cũng giống như những con số không, chỉ có giá trị khi được đặt sau những con số khác. Tất cả, trừ mỗi mình tôi là người thậm chí không đạt tới giá trị của con số không.
Nhiều ngày trôi đi và tôi vẫn chưa được dùng vào việc gì. Nhưng tôi chẳng lấy làm phiền. Tôi cảm tưởng như người ta đã quên tôi, mà vậy cũng hay. Ngồi bên bàn làm việc, tôi đọc đi đọc lại những tài liệu mà Fubuki đưa cho. Thực tình chúng chán chết đi được, ngoại trừ bản danh sách các thành viên của công ty Yumimoto: trong đó có họ tên, ngày tháng năm sinh và quê quán của mỗi người, kèm họ tên và ngày tháng năm sinh của vợ, chồng, hoặc con cái nếu có.
Bản thân những thông tin này không có gì hấp dẫn. Song khi đang đói mềm, một mẩu bánh mì cũng đủ gợi thèm: trong tình trạng đầu óc nhàn rỗi và thèm được động não này, với tôi, bản danh sách này hấp dẫn như một cuốn tạp chí đăng tin xì căng đan. Mà thực tế, đây là thứ giấy tờ duy nhất tôi hiểu.
Để có vẻ như đang làm việc, tôi quyết định học thuộc lòng tài liệu này. Có khoảng một trăm cái tên. Phần lớn các thành viên đã có gia đình và có con, điều này khiến cho công việc của tôi khó khăn hơn.
Tôi nghiên cứu: mặt tôi hết nghiêng sang bản danh sách rồi lại ngẩng lên để nạp nội dung vào bộ nhớ của mình. Mỗi khi ngẩng đầu lên, ánh mắt tôi lại bắt gặp gương mặt của Fubuki ngồi ngay đối diện.
Ông Saito không bắt tôi viết thư cho Adam Johnson nữa, và cũng chẳng viết cho ai khác. Hơn nữa, ông ta không bảo tôi làm gì cả, ngoại trừ việc mang cà phê đến cho ông ta.
Với người mới đến làm việc trong một công ty Nhật thì không có gì bình thường hơn là bắt đầu bằng ôchakumi – “nghi thức phục vụ trà”. Tôi thực hiện nhiệm vụ này hết sức nghiêm túc vì đó là nhiệm vụ duy nhất dành cho tôi.
Chẳng mấy chốc tôi đã nắm hết thói quen của từng người: với ông Saito là một tách cà phê đen ngay lúc tám rưỡi, ông Unaji là một tách cà phê sữa với hai viên đường vào lúc mười giờ. ông Mizuno thì mỗi tiếng lại một cốc to Coca. ông Okada, một tách trà Anh quốc với một lớp bông sữa mỏng vào lúc mười bảy giờ. Còn Fubuki thì một cốc trà xanh vào lúc chín giờ, một cà phê đen vào lúc mười hai giờ, một trà xanh nữa vào mười lăm giờ và một cà phê đen cuối cùng vào mười chín giờ – mỗi lần cô đều cảm ơn tôi với vẻ lịch sự duyên dáng.
Cái công việc khiêm tốn này lại là công cụ đầu tiên cho sự tụt dốc của tôi.
Một buổi sáng, ông Saito báo cho tôi biết ngài phó chủ tịch sẽ tiếp một phái đoàn quan trọng của một công ty bạn tại văn phòng của ông:
– Cà phê cho hai mươi người.
Tôi bước vào phòng của ông Omochi với một cái khay lớn và tôi thực hiện công việc trên cả mức hoàn hảo: tôi phục vụ mỗi tách cà phê với một vẻ kính cẩn nhún nhường, lặp lại đều đều những câu giao tiếp tinh tế nhất, mắt nhìn xuống và người cúi thấp. Giả sử có huân chương trao thưởng cho phong cách phục vụ trà thì hẳn phải trao cho tôi.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment