Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư PDF/Ebook/EPub/Mobi

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư PDF/Ebook/EPub/Mobi

Tải sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư PDF/Ebook/EPub/Mobi

Tác giả : Trần Đoàn

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư

Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phận dịch từ tập : / Tử Vi đẩu số toàn thư / của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan.

Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử Vi Xiến Vi của Trương Huy Văn, Chiêm Tinh Thuật của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô Nhai Cư Sĩ, Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On,  Mệnh    Giảng  Nghĩa  của  Vi  Thiên  Lý,  Hám  Long  Kinh  của  Dương  Quân  Tùng,  Tạo  Hoá Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chính Tôn của Thần Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh Thuật …

Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trích dẫn từ việc ghi chép công phu của Tử Vi Ao Bích của Việt Viêm Tử và Tử Vi Thực Hành của Dịch Lý Huyền Cơ.

Dẫn

Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ khiến cho Lỗ trở nên cường thịnh. Tề quốc sợ Lỗ mạnh sẽ xâm lăng, Tề mới dùng kế ly gián vua Lỗ với đám quần thần tài giỏi bằng cách tuyển 80 mỹ nữ cho ăn mặc lụa gấm, học tập ca vũ, đem biếu vua Lỗ. Quả nhiên, Lỗ công mê đắm nữ sắc ba bốn ngày không ra triều đình nghe chính sự. Khổng tử từ chức bỏ đi sang nước Vệ. Vệ che không dùng. Sang nước Tần, vừa vượt qua Khuông thành, vì diện mạo Khổng Tử giống hệt tên Dương Hồ, một kẻ cướp khét  tiếng  trong  vùng,  quan  quân    dân  chúng  vừa  trong  thấy      nhau  đuổi  đánh,  thầy  trò Khổng Tử bị một phen thất điên bát đảo. Bỏ Tần qua Tống quốc. Có quan Tư Mã vốn vẫn ghét đạo lý Khổng Khâu, rình lúc thầy Khổng giảng lễ dưới gốc cây cổ thụ, cho người chặt cây đổ để ám hại, may sao Khổng Tử thoát chết nhưng lại phải rời nước Tống đến Trịnh quốc. Thầy đi trước, trò tới sau. Tại nước Trịnh, Khổng Tử đứng chờ nơi cửa Đông. Các trò tìm thầy, hỏi thăm người Trịnh nói  :  /  Cửa  Đông    một  người,  trán  cao  giống  vua  Nghiêu,  cổ  giống  cổ  ông  Cao  Dao,  lưng giống lưng ông Tử Sản, nhưng dáng dấp lơ láo như con chó  mất chủ ( táng gia chi cẩu) /.

Học trò theo chỉ dẫn tìm đến nơi quả đúng là Khổng Khâu, thuật lại lời người Trịnh cho thầy nghe.

Khổng Tử cười mà rằng :

– Hắn nói thể mạo của ta giống các bậc cao hiền thời xưa chẳng có gì đúng, nhưng hắn tả dáng dấp ta như con chó mất chủ thì thất không sai chút nào.Khổng Phu Tử đời sau được tôn làm vạn thế sư biểu, nhưng lúc sinh thời, ông luôn luôn sống trong cảnh táng gia chi cẩu.Tại sao thế?

Khổng Phu Tử giải thích :

Đạo chi tương hành dã dư ? Mệnh dã Đạo chi tương phế dã dư ? Mệnh dã Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử.

Nghĩa là:

Đạo được chuộng do mệnh vậy

Đạo bị vứt bỏ cũng do mệnh vậy

Không biết thiên mệnh thì lấy điều gì chứng tỏ đức quân tử ?Bôn tẩu trải bao nhiêu vinh nhục, mãi tới ngoài năm mươi tuổi đành trở về quê cha đất tổ sao định thi thư và giảng học. Ông bảo học trò :

/ Thầy năm mươi tuổi mới biết thế nào là Thiên mệnh ( Ngô ngũ thập nhi tri thiên mệnh)/.

Câu nói này đã làm cho đạo Khổng vượt xa các đạo khác vì tính chất nhân văn tuyệt đối của nó. Khổng Khâu không muốn mọi người tôn sùng mình như một vị

thánh, ông trước sau chỉ là một con người trong nhân gian cùng chịu  an bài của vận mệnh. Cái hay của Khổng đạo là ở chỗ bất dục dị ư nhân vậy.

Vào thời kỳ còn trai trẻ cường tráng, ý khí hùng mạnh anh phát, xem việc thiên hạ như ở trong tay mình muốn là được. Nếu có ai nói về hai chữ thiên mệnh,  người tuổi trẻ sẽ cười ngất mà cho là hão huyền. Khi tuổi về chiều, từng nếm nhiều cay đắng, lăn lóc đường đời, ý khí tiêu mòn, sức vóc suy yếu. Dù công thành danh toại hay công không thành danh không toại, bấy giờ chẳng ai khỏi không thở dài mà

tự nhủ : / Cuộc đời là số mệnh ! /

Có lưu lạc mới biết mùi trần thế

Còn trần ai không tỏ mặt công hầu Ngất ngưởng thay con tạo khéo cơ cầu Muốn đại thụ hãy dìm cho lúng túng Thân hệ bang gia chung hữu dụng Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư Hãy bền lòng chớ chút oán vưu Thời chi hĩ ngư Long biến hoá Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả Cũng đừng đem hình dịch cầu chi Hơn nhau cũng một chữ thì.

( Thơ Cao Bá Quát)

Tử vi đẩu số qua truyền thuyết dân gian

Tử vi là gì ?

Tử vi nghĩa là hoa tường vi màu đỏ thẫm (tử : màu đỏ tía – vi : tường vi hoa). Từ cổ đại giống người thuộc phía Bắc song Hoàng Hà dùng hoa màu đỏ để chiêm bốc. Hình ảnh việc chiêm bốc ấy giống hệt như chuyện Quỷ Cốc trước khi cho Tôn Tẩn Bàng Quyên xuống núi vào đời tranh đấu bảo mỗi người ngắt một cành hoa tường vi đưa lên thầy. Xem hoa phân âm dương Quỷ Cốc tiên sinh đã đoán biết trước vận mạng Tôn Tẫn bị bao nhiêu năm điêu linh cùng cực đến nỗi phải giả điên, ăn cả cứt heo mới thoát khỏi tay tên phản bạn lừa thầy Bàng Quyên.Trải qua nhiều đời, Tử vi chiêm bốc chuyển thành toán mệnh phương pháp. Phương pháp này đặt Tử Vi làm tên một ngôi sao đi tiếp với 13 sao nữa là :

Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm , Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

Rồi chia đời người ra làm mười hai cung là các cung :

Mệnh, huynh đệ, phụ mẫu, tử tức, quan lộc, thiên di, tật ách, tài bạch, nô bộc, điền trạch, phúc, đức.

Mười bốn chính tinh tuân theo một cách tính có sẳn căn cứ vào giờ, ngày tháng, năm sinh mà an vào mỗi cung. Sao nào ở cung nào sẽ tiên đoán việc gì đó sẽ xảy ra cho đời người.

Tỉ dụ (đơn giản)    : Cung phu thê (vợ chồng), được hai sao Thái Âm , Thái dương thì người đàn ông hay đàn bà sẽ có một hôn nhân tốt. Trái lại, nếu thấy có sao Liêm trinh ở cung phu thê thì sẽ bị người khác phái lừa dối. Tỉ dụ (đơn giản) : cung tài bạch có sao Vũ Khúc tất tiền bạc rồi rào, nếu cung này gặp sao hung, hẳn nhiên sẽ vất vả nghèo khổ.

Tỉ dụ (đơn giản) : trên trần thế biết bao nhiêu bách triệu phú  ông mà vẫn sống trong cảnh u sầu. Tại vì có hung tinh nằm ở cung Phúc Đức. Mười bốn vị chinh tinh thực ra chỉ là những ký hiệu cho một bài toán. Nhưng đối với dân gian để cho dễ nhớ, cũng như để răn đời, họ liền ghép những ký hiệu ấy vào các nhân vật sử mà thành câu chuyện truyền thuyết sau đây :

Đời  Phong  Thần,  vương  triều  nhà  An    ông  vua  cực  tàn  ác    vua  Trụ.  Một  hôm,  Trụ Vương đi săn gặp mưa lớn, để trú mưa liền vào miếu Cửu Thiên

Huyền Nữ. Trụ Vương vốn thô bạo và hiếu sắc thấy pho tượng Cửu Thiên Huyền Nữ đẹp quá mê ngay, hạ lệnh cho quân sĩ các tượng đó về xung vào đám tì thiếp của nhà vua. Mọi người tuy kính nể nữ thần nhưng họ còn sợ sự tàn ác của vua Trụ gấp bội, nên nhất loạt vâng lệnh mang Cửu Thiên Huyền Nữ về cung. Cửu Thiên huyền Nữ giận lắm mới hoá phép biến một con hồ ly trong rừng thành người đàn bà tuyệt sắc rồi sai đến mê hoặc Trụ Vương mà làm cho nhà An phải diệt.

Người đàn bà tuyệt sắc ấy tên Đắc Kỷ, vương phi sủng ái của vua Trụ. Quả nhiên, Trụ Vương say mê Đắc Kỷ bỏ phế việc triều đình, gây sáo trộn trật tự.Cùng lúc đó, trên trời đang thiếu nhiều thần linh, Ngọc Hoàng Thượng Đế rất mừng thấy Cửu Thiên Huyền Nữ quyết tâm diệt An. Ngài nghĩ một khi nước loạn tất sẽ có nhiều anh hùng, trung thần chết vì quốc nạn. Ngài phái Thái Bạch Kim Tinh lập tức ra Nam Thiên Môn cầm sổ chờ sẳn, trong cơn binh lửa đón những người chết về.

Ơ phía Tây giang sơn nhà An có chư hầu quốc giòng họ Chu giầu có thịnh vượng, văn hoá cao. Sợ nhà Chu một ngày kia sẽ lấn áp mình nên Trụ Vương ý định ra tay trước mới mượn cớ mời vị lãnh đạo Chu quốc là Văn Vương tới họp. Chu Văn Vương tinh thông bát quái Dịch Lý của Phục Hi trí tuệ bậc nhất thời bấy giờ. Trụ Vương nghĩ cứ bắt Văn Vương giết đi thì mọi sự sẽ đây vào đấy. Khi Văn Vương đến nơi, vua Trụ cho bắt nhốt ngay chờ ngày hành quyết, kết tội Văn Vương phản nghịch.Con lớn Văn Vương là Bá Âp, đẹp tuấn tú, hiên ngang, đàn bà con gái trong thấy Bá Âp một lần là thương nhớ khó quên. Bá Âp rất có hiếu, nghe tin cha bị hại lòng sốn sang như lửa đốt, ngày đêm phóng ngựa đến gặp vua Trụ để minh oan cho cha mà không hề biết hậu ý của vua Trụ. Trụ Vương hứa ba ngày sau sẽ nói chuyện và lưu Bá Âp ở trong cung.

Đêm  khuya,    Ap  ngồi  gảy  đàn,  tiếng  đàn  như  nước  chảy  trên  đá,  buồn  như  chim  đỗ quyên hót nhiều đến rớm máu mắt chan hoà khắp cung điện khiến Đắc Kỷ tỉnh giấc lắng nghe rồi lần theo tiếng đàn mà tới buồng Bá Âp. Nàng chỉ mặc trên người tấm áo lụa mỏng. Nhìn qua song cửa, Đắc Kỷ trong thấy dưới ngọn bạch lạp, một chàng trai khôi vĩ, cao sang tuyệt bực đang chăm chú với phím đàn. Con hồ ly tay sai của Cửu Thiên Huyền Nữ, nó vốn tính cực dâm đãng nên chẳng  chút  ngần  ngại  mở  cửa  vào  phòng

  Ap  dùng  cử  chỉ  lả  lơi  quyến  rũ.  Nào  ngờ    Ap chẳng những bất động tâm, chàng còn lớn tiếng mắng Đắc Kỷ là đồ đĩ thoả. Đắc Kỷ bực bội vì không được thoả mãn cũng chửi lại Bá Âp làm náo loạn cung đình, vệ binh kéo đến bắt giữ Bá Âp. Đắc Kỷ già mồm khóc lóc nói với vua Trụ rằng mình bị Bá Âp làm xấu, nghe tiếng đàn nàng đứng ngoài song cửa bỗng Bá Âp xấn tới ôm nàng kéo vào buồng. Trụ Vương cả giận, cơn ghen bừng bừng không cần hỏi han cơ sự thực hư thế nào nữa, hét quân mang Bá Âp ra chém rồi băm thây ra viên thịt Bá Âp nướng chả đem đến cho Văn Vương ăn.

Văn Vương trong ngục thất là người giỏi toán số đã biết rõ hết mọi chuyện xảy ra. Buổi sáng khi quân canh mang chả nướng vào, Văn Vương ung dung ngồi ăn hết dĩa  chả. Trụ Vương thấy vậy cười ha hả nói : / Thằng đó đúng đồ hư danh,  ăn thịt con mà cũng không biết thì có gì đáng sợ, không hiểu tại sao thiên hạ phục hắn về cái tài thần toán chiêm bốc /. Nói rồi Trụ Vương sai thả Văn Vương ra khỏi ngục.Trên đường về Chu quốc, nỗi mừng thoát nạn không sao lấp được cái buồn cha ăn thịt con cho nên vẻ mặt bi thảm khôn tả.

Đến nhà, Văn Vương tìm khu vườn cây xanh tốt, tự móc họng để nhả những miếng chả ra. Lạ thay, thịt Bá Âp đã biến thành một động vật lông trắng muốt, đôi tai dài, mắt đỏ màu hồng ngọc chạy nhảy tung tăng trong hiền hậu dễ thương, đấy là con thỏ đầu tiên của thế giới. Nó cúi đầu chào Văn Vương rồi chạy vào đám cỏ xanh mất dạng. Thái Bạch Kim Tinh đưa tay đón bắt con thỏ đưa về trời. Giữa lúc ấy thì trên một ngôi sao, hoa tường vi nở đỏ bát ngát. Ngôi sao này là chủ tinh của một chòm sao. Do đề nghị của Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Hoàng Thượng Đế liền bổ nhiệm Bá Âp về cai quản sao Tử Vi bởi lẽ Bá Âp hội đủ ba tính chất : thiên lương, tôn quí và cao quí.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment