Sách Trật Tự Thế Giới PDF/Ebook/Mobi/Epub

Sách Trật Tự Thế Giới PDF/Ebook/Mobi/Epub

Sách Trật Tự Thế Giới

Tác giả : Henry Kissinger

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Trật Tự Thế Giới

BỨC TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á QUA CÁI NHÌN CỦA KISSINGER
Giới thiệu
TÍNH ĐA DẠNG CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Chương 1
CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM: TÍNH CHÍNH DANH LÀ GÌ?
HÒA ƯỚC WESTPHALIA
SỰ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG THEO HÒA ƯỚC WESTPHALIA
CÁCH MẠNG PHÁP VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ
Chương 2
BÍ ẨN NƯỚC NGA
HỘI NGHỊ THÀNH VIENNA
TIỀN ĐỀ CỦA TRẬT TỰ QUỐC TẾ
METTERNICH VÀ BISMARCK
TÌNH TRẠNG TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN CỦA CÂN BẰNG QUYỀN LỰC
TÍNH CHÍNH DANH VÀ QUYỀN LỰC GIỮA CÁC THẾ CHIẾN
TRẬT TỰ CHÂU ÂU THỜI HẬU CHIẾN
TƯƠNG LAI CỦA CHÂU ÂU
Chương 3
TRẬT TỰ THẾ GIỚI HỒI GIÁO
ĐẾ QUỐC OTTOMAN: CON BỆNH CỦA CHÂU ÂU
HỆ THỐNG THEO HÒA ƯỚC WESTPHALIA VÀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO
HỒI GIÁO: THỦY TRIỀU CÁCH MẠNG – HAI LÝ GIẢI TRIẾT HỌC
MÙA XUÂN Ả-RẬP VÀ BIẾN ĐỘNG SYRIA
VẤN ĐỀ PALESTINE VÀ TRẬT TỰ QUỐC TẾ
Ả-RẬP SAUDI
SỰ SUY TÀN CỦA QUỐC GIA?
Chương 4
TRUYỀN THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA IRAN
CUỘC CÁCH MẠNG KHOMEINI
PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN VÀ IRAN
TẦM NHÌN VÀ THỰC TẾ
Chương 5
CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU: CÁC KHÁI NIỆM KHÁC NHAU VỀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC
NHẬT BẢN
ẤN ĐỘ
TRẬT TỰ KHU VỰC Á CHÂU LÀ GÌ?
Chương 6
TRUNG QUỐC VÀ TRẬT TỰ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á
TRUNG QUỐC VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI
VIỄN CẢNH DÀI HẠN
Chương 7
NƯỚC MỸ TRÊN VŨ ĐÀI THẾ GIỚI
THEODORE ROOSEVELT: MỸ – MỘT CƯỜNG QUỐC THẾ GIỚI
WOODROW WILSON: MỸ – LƯƠNG TÂM THẾ GIỚI
FRANKLIN ROOSEVELT VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
Chương 8
KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
CHIẾN LƯỢC TRONG TRẬT TỰ CHIẾN TRANH LẠNH
CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN
VIỆT NAM VÀ SỰ TAN VỠ ĐỒNG THUẬN QUỐC GIA
RICHARD NIXON VÀ TRẬT TỰ QUỐC TẾ
RONALD REAGAN VÀ KẾT THÚC CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
CHIẾN TRANH AFGHANISTAN VÀ IRAQ
MỤC TIÊU VÀ TÍNH KHẢ THI
Chương 9
TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI HẠT NHÂN
THÁCH THỨC TỪ SỰ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
CÔNG NGHỆ ẢO VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI
NHÂN TỐ CON NGƯỜI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ
Kết luận
TIẾN TRÌNH CỦA TRẬT TỰ QUỐC TẾ
CHÚNG TA SẼ ĐI TỚI ĐÂU?

 

BỨC TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á QUA CÁI NHÌN CỦA KISSINGER

World Order (Trật tự Thế giới) của Henry Kissinger vừa ra đời đã gây sự chú ý của nhiều độc giả, đặc biệt là các nhà khoa học và chính khách trên thế giới.

Trước đó, Kissinger cũng đã xuất bản một loạt các tác phẩm khác về chính trị thế giới và khu vực như Nuclear Weapons and Foreign Policy (Vũ khí hạt nhân và chính sách đối ngoại), American Foreign Policy (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ), Ending the Vietnam War: A History of America’s Involvement in and Extrication from the Vietnam War (Kết thúc Chiến tranh Việt Nam: Lịch sử sự tham gia của Mỹ và thoát khỏi Chiến tranh Việt Nam), On China (Luận về Trung Quốc). Lợi thế của tác giả là kết hợp được chiều sâu của một nhà nghiên cứu chính trị với một kinh nghiệm thực tiễn phong phú ở tầm ngoại giao chiến lược quốc tế trên mọi châu lục. Và World Order hiện diện như một tác phẩm tổng kết lại cách nhìn của Kissinger về bức tranh địa chính trị thế giới, cũng được một số ý kiến cho đây có thể là tác phẩm cuối cùng của ông.

Trong World Order, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia (chương 1) để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản: 1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế; 2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Điểm qua một loạt các quốc gia tiêu biểu trải dài từ châu Âu, châu Á đến Trung Đông và Bắc Mỹ, bắt đầu theo tiến trình thời gian được lấy mốc từ Hòa ước Westphalia đến tận thời điểm tác phẩm hoàn thành, và mặc dù đã lưu ý đến đặc điểm lịch sử, địa lý, tôn giáo và sắc tộc của các quốc gia và khu vực, nhưng Kissinger vẫn nghiêng về xu hướng tán đồng một kiểu trật tự thế giới do phương Tây xây dựng từ sau Thế chiến thứ Hai dựa theo khuôn mẫu của Hòa ước Westphalia và không ngừng được bổ sung bởi các hiệp ước khác sau này, cũng như bởi sự hình thành của những liên minh nhân danh việc duy trì cán cân thăng bằng trên thế giới, nhưng đằng sau đó vẫn là lợi ích quốc gia. Đây là một lối tư duy cổ điển dựa trên cơ sở áp đặt cái lý của kẻ mạnh, dù vẫn đề cao những giá trị của tính chính danh của các quốc gia có chủ quyền. Tác giả đã tự mâu thuẫn với chính mình ở cách nhìn về trật tự thế giới, bỏ qua đặc điểm thời đại về tính đa cân bằng. Tuy nhiên, nó cũng là một lời cảnh báo cho các quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ bé, phải tự lực tự cường đề nâng cao vị thế tương quan của mình với các cường quốc.

Kissinger cũng không hề giấu diếm việc đề cao vai trò của Mỹ trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới hôm nay. Dường như, giá trị Mỹ là một lập trường của tác giả khi soi chiếu vào trật tự thế giới mới hôm nay. Điều đó cũng dễ hiểu vì bên cạnh tư cách tác giả, ông còn là một cựu chính khách Mỹ dày dạn kinh nghiệm.

Để hiểu được sự tự tin, phần nào ngạo nghễ của Kissinger như thấu kính phóng đại niềm tự hào Mỹ là một quốc gia dị biệt, cần phải xem xét vấn đề địa chính trị của nó.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment