Sách Sự Khủng Hoảng Của Hồi Giáo PDF/Ebook/Mobi/Epub

Sách Sự Khủng Hoảng Của Hồi Giáo PDF/Ebook/Mobi/Epub

Sách Sự Khủng Hoảng Của Hồi Giáo

Tác giả : Bernard Lewis

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Sự Khủng Hoảng Của Hồi Giáo

Điều đáng chú ý nhất là trong ngôn ngữ Ả Rập không có từ để chỉ Arabia và đất nước Saudia Arabia được gọi là “vương quốc Ả Rập Saudi” hoặc “bán đảo của người Ả Rập” tùy theo tình huống. Thực ra không phải do tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ nghèo nàn − mà ngược lại mới đúng − nhưng bởi vì người Ả Rập không hề nghĩ đến việc kết hợp giữa bản sắc dân tộc và lãnh thổ. Thật vậy, trích lời Caliph ‘Umar nói với người Ả Rập: “Hãy nghiên cứu dòng dõi của mình, và đừng có giống như mấy kẻ nông phu khi được hỏi đến nguồn gốc thì lại trả lời: ‘Tôi là người từ nơi này nơi nọ’”.

Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Hồi giáo, cộng đồng Hồi giáo là một đất nước dưới quyền cai trị của một người. Ngay cả khi cộng đồng này tách ra làm nhiều nước, thì lý tưởng một thể chế nhà nước duy nhất vẫn tồn tại. Các nhà nước hầu như chỉ có tính triều đại, với biên giới có dịch chuyển, và nắm chắc một điều là, trong việc ghi chép lịch sử cực kỳ phong phú của thế giới Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, lịch sử của các triều đại, các thành phố chủ yếu chỉ là lịch sử của nhà nước và cộng đồng Hồi giáo chứ không hề là lịch sử của nước Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ. Những tên gọi này, không giống như Syria hoặc Palestine hoặc Iraq, dành cho những thực thể chính trị cũ hoàn toàn đã có độc lập chủ quyền nhiều thế kỷ chứ không phải là quốc gia mới thành lập. Nhưng mãi cho tới thời hiện đại, những tên gọi này không hề có trong tiếng Ả Rập, Ba Tư hay Thổ.

Cái tên Thổ Nhĩ Kỳ, để chỉ một quốc gia có người Thổ sinh sống và nói một ngôn ngữ là tiếng Thổ, dường như phù hợp với kiểu thức châu Âu bình thường khi gọi tên một đất nước theo tên sắc dân. Nhưng cái tên này, thông dụng tại châu Âu từ thời trung cổ, chỉ mới được chấp nhận tại Thổ Nhĩ Kỳ khi tuyên cáo thành lập nước cộng hòa vào năm 1923.

Ba Tư (Persia) vốn có gốc châu Âu, đầu tiên là do người Hy Lạp phỏng theo từ Pars, sau đó là Fars, là tên một tỉnh thuộc miền tây Iran. Sau khi bị người Ả Rập chinh phục, do tiếng Ả Rập không có chữ P nên mới trở thành Fars. Giống như tiếng Castillian trở thành tiếng Tây ban nha và tiếng Tuscan trở thành tiếng Ý, cho nên Fars, vốn là phương ngữ của Fars, trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia, nhưng trong tiếng Ba Tư, tên của một tỉnh không bao giờ được dùng chung cho cả một đất nước.

Cả người Ả Rập lẫn người Thổ đều sản sinh ra một nền văn học phong phú mô tả những cố gắng của họ chống lại châu Âu Cơ Đốc, kể từ những đợt thâm nhập đầu tiên của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 8 cho đến cuộc thoái trận cuối cùng của người Thổ vào thế kỷ 20. Nhưng cho tới giai đoạn cận đại, khi các khái niệm và phạm trù châu Âu trở nên nổi trội, thì các chiến binh, viên chức và sử gia Hồi giáo hầu như lúc nào cũng đề cập đến kẻ đối nghịch với mình không theo các thuật ngữ về quốc gia và lãnh thổ mà vỏn vẹn chỉ là những kẻ vô đạo (infidels = kafir), hoặc đôi khi bằng những từ mơ hồ như người Franks hoặc người Romans. Tương tự như thế, họ không bao giờ gọi những người thuộc phe mình là người Ả Rập, người Ba Tư hoặc người Thổ; họ chỉ xem mình là người Hồi giáo. Viễn cảnh này giúp ta hiểu được vì sao Pakistan quan tâm đến Taliban và những người kế tục của phe này tại Afghanistan. Cái tên Pakistan, là một sáng chế của thế kỷ 20, để chỉ một đất nước được hình thành trên cơ sở tôn giáo và bổn phận đối với Hồi giáo. Còn về mặt khác, đất nước và con người Pakistan − như đã từng có hàng ngàn năm qua − là một phần của Ấn Độ. Một nước Afghanistan có bản sắc Hồi giáo sẽ là một đồng minh tự nhiên, thậm chí là một chư hầu, của Pakistan. Một Afghanistan dưới bản sắc chủng tộc, ngược lại, sẽ là một nước láng giềng nguy hiểm, sẽ nung nấu chủ trương đòi lại vùng đất nằm phía tây bắc Pakistan có nhóm người nói tiếng Pashto và có lẽ còn liên kết với Ấn Độ nữa.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment