Tải sách Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ Ebook

Hoi-Ky-Hillary-Clinton-Va-Chinh-Truong-Nuoc-MySách Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ

Tác giả : Hillary Rodham Clinton

Tải sách Miễn Phí

pdfmobiepub

 

Nội dung sách Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ

Là hồi ký của một nữ chính trị gia nổi tiếng với cuộc đời nhiều sóng gió. Hillary Clinton là một người phụ nữ nổi tiếng nhất nước Mỹ. Hồi ký là những điều bí mật kể về cuộc đời của bà, chống bà là Tổng Thống Bill Clinton cũng như những sóng gió trong chính trường của nước Mỹ.

MỘT CÂU CHUYỆN MỸ

Tôi không sinh ra là một Đệ nhất Phu nhân hay là một Thượng nghị sĩ, cũng không là một người theo Đảng Dân chủ, một luật sư hoặc một người bảo vệ cho nữ quyền và nhân quyền. Tôi không sinh ra là một người vợ hoặc người mẹ. Tôi được sinh ra là một người Mỹ vào giữa thế kỷ hai mươi, vào một thời gian và một nơi may mắn. Tôi được tự do lựa chọn những điều mà phụ nữ nước tôi trong các thế hệ trước không hề có và rất nhiều phụ nữ khác trên thế giới ngày nay cũng không hình dung ra được. Tôi ra đời vào giai đoạn đỉnh điểm của sự thay đổi xã hội dữ dội và tham gia vào những cuộc đấu tranh chính trị về ý nghĩa của nước Mỹ và vai trò của nó trên thế giới.

Mẹ và bà của tôi chưa bao giờ sống một cuộc sống như tôi, bố tôi và ông tôi cũng chẳng bao giờ tưởng tượng ra được cuộc sống đó như thế nào. Nhưng họ đã ban cho tôi một hứa hẹn về nước Mỹ, giúp cho cuộc sống và những sự lựa chọn của tôi trở thành hiện thực.

Câu chuyện của tôi bắt đầu từ những năm tháng sau Thế chiến thứ hai, khi những người đàn ông như bố tôi sau khi đã phục vụ cho tổ quốc quay về nhà để ổn định lại cuộc sống, kiếm tiền và nuôi nấng gia đình. Đó là lúc bắt đầu giai đoạn “Baby Boomer” – bùng nổ trẻ mới sinh, một thời kỳ lạc quan. Hoa Kỳ đã đưa thế giới thoát khỏi họa phát xít, và bây giờ đang là lúc quốc gia của chúng tôi làm việc để hợp nhất những đối phương trước đây trong thời hậu chiến, mở rộng những đồng minh và chìa tay ra cho kẻ thù xưa, bảo vệ nền hòa bình và giúp tái thiết một châu Âu và Nhật Bản đã bị tàn phá trong chiến tranh.

Cho dù cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô và Đông Âu đã bắt đầu nhưng bố mẹ tôi và thế hệ của họ vẫn cảm thấy an toàn và hy vọng. Uy thế của nước Mỹ có được không phải chỉ nhờ vào sức mạnh quân sự, mà còn từ giá trị của chúng tôi và từ vô số cơ hội dành cho mọi người như bố mẹ chúng tôi, những người đã lao động cần mẫn và có trách nhiệm. Đó là thời kỳ của nhiều người Mỹ trung lưu giàu tiền lắm của, với mọi thứ phồn thịnh – nhà mới, trường đẹp, công viên gần nhà, cộng đồng an ninh. Tuy vậy, đất nước chúng tôi vẫn còn những việc chưa giải quyết của thời hậu chiến, đặc biệt là về vấn đề chủng tộc. Chính thế hệ sống qua Thế chiến thứ hai và con cái họ đã ý thức được sự bất công, bất bình đẳng và thử thách của việc đưa lời hứa hẹn của nước Mỹ đến với mọi công dân.

Bố mẹ tôi là một thế hệ điển hình đặt lòng tin vào khả năng vô tận của nước Mỹ. Niềm tin đó của họ có nguồn gốc từ những kinh nghiệm sống qua thời kỳ Đại suy thoái. Họ tin vào việc lao động cần mẫn – chứ không phái đặc quyền, tin vào chính mình – chứ không phải dựa dẫm vào người khác.

Đó là thế giới và gia đình nơi tôi sinh ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1947. Chúng tôi thuộc tầng lớp trung lưu ở vùng Trung Tây và thật sự là một sản phẩm của thời đại và đất nước. Mẹ tôi, Dorothy Howell Rodham, là một người nội trợ suốt ngày quanh quẩn bên tôi và hai em trai tôi. Bố tôi, Hugh E. Rodham, làm chủ một doanh nghiệp nhỏ. Những khó khăn trong cuộc đời bố mẹ đã dạy cho tôi biết ơn các cơ hội trong cuộc đời của mình nhiều hơn nữa.

Tôi vẫn còn ngạc nhiên về việc làm thế nào mẹ tôi với một tuổi thơ đơn độc lại có thể vượt lên trở thành một người phụ nữ trìu mến và điềm đạm. Mẹ tôi sinh năm 1919 ở Chicago. Ông ngoại tôi, Edwin John Howeu, Jr., vốn là một lính cứu hỏa ở Chicago, cưới bà Della Murray, là một trong chín người con của một gia đình có nguồn gốc pha trộn cả Pháp, Canada, Scotland và ng1;i Mỹ bản địa. Ông bà ngoại tôi rõ ràng là đã không chuẩn bị làm cha mẹ. Bà ngoại tôi thực chất đã bỏ rơi mẹ tôi khi bà mới lên ba hoặc bốn tuổi – luôn bỏ mặc mẹ tôi cả ngày với mấy phiếu thực phẩm của một nhà hàng gần khu căn hộ năm tầng ở phía nam Chicago. Ông ngoại tôi quan tâm hơn một chút, thỉnh thoảng có mang về một món quà, như con búp bê to nhờ thắng được từ một lễ hội, chứ không phải là sự gần gũi gia đình. Dì Isabelle được sinh ra năm 1924. Hai chị em mẹ tôi bị đưa đi đưa lại từ nhà người bà con này đến nhà người bà con khác, hết trường học này lại đến trường kia, chẳng ở nơi nào đủ lâu để có được bạn bè.

Cuối cùng đến năm 1927, ông bà ngoại tôi – lúc ấy vẫn còn trẻ – quyết định ly dị nhau. Đó là một việc hiếm hoi và rất đáng hổ thẹn trong thời kỳ ấy. Chẳng ai muốn chăm sóc mấy đứa trẻ. Mẹ và dì tôi được gửi lên xe lửa từ Chicago về ở với ông bà nội của họ tại Alhambra, một thị trấn gần San Gabriel Mountains phía đông Los Angeles. Trong chuyến đi dài bốn ngày đó, mẹ tôi lúc đó lên tám tuổi phải trông nom đứa em ba tuổi của mình.

Mẹ tôi ở lại Califomia mười năm, chẳng có lúc nào được gặp lại mẹ mình và hiếm khi thấy được mặt bố. Ông nội của mẹ, Edwin, Sr. là một cựu thủy thủ người Anh. Ông giao mấy đứa trẻ cho vợ mình, Emma, là một người đàn bỏ mặc mẹ tôi trừ khi ép buộc bà phải tuân theo những luật lệ khe khắt trong nhà. Emma không khuyến khích khách đến nhà chơi và hiếm khi cho phép mẹ tôi được đi dự tiệc tùng bên ngoài. Vào một ngày lễ Halloween, khi bà Emma bắt gặp mẹ tôi tham dự trò vòi quà với lũ bạn cùng trường, bà đã phạt mẹ tôi phải ở trong phòng riêng cả một năm, chỉ trừ những giờ lên lớp học. Bà cấm mẹ tôi không được ăn tại bàn trong bếp hoặc la cà trong sân trước nhà. Hình phạt độc ác này kéo dài trong nhiều tháng cho tới khi chị của bà Emma là Belle Andreson đến thăm và bắt phải chấm d

Mẹ tôi tìm ra vài niềm khuây khỏa ở bên ngoài căn nhà nghiệt ngã đó. Mẹ thích chạy xuyên qua cánh rừng cam trải dài nhiều dặm trong thung lũng San Gabriel, đắm mình trong mùi hương của trái cây đang chín dưới ánh mặt trời. Vào buổi tối, mẹ trốn vào sách vở. Bà là một học trò xuất sắc được các giáo sư khuyến khích đọc và viết thêm.

Lúc lên mười bốn tuổi, mẹ tôi không còn chịu đựng được cuộc sống trong nhà bà nội của mình nữa. Mẹ tôi tìm được việc giữ trẻ: chăm sóc hai đứa nhỏ để đổi lấy một căn phòng ở, ăn uống và ba đô la một tuần. Bà không còn chút thời gian để theo đuổi hoạt động điền kinh và kịch nghệ ngoại khóa mà bà yêu thích, cũng chẳng có tiền để sắm quần áo. Mẹ phải giặt áo mỗi ngày để mặc với cái váy duy nhất. Trong mùa lạnh giá, chiếc áo len cũng là chiếc duy nhất. Nhưng đầy là lần đầu tiên mẹ tôi được sống trong một ngôi nhà mà ở đó, người cha và người mẹ bày tỏ tình thương yêu, sự quan tâm và chăm sóc đối với những đứa con của mình, những điều giản dị mà trước đó bà chưa bao giờ chứng kiến. Mẹ tôi thường kể lại rằng nếu không có thời gian sống cùng một gia đình tốt đẹp như thế, có lẽ mẹ chẳng bao giờ biết được cách chăm sóc cho gia đình và con cái của mình sau này.

Sau khi tốt nghiệp trung học, mẹ tôi dự tính vào đại học ở California. Nhưng lần đầu tiên sau 10 năm bà ngoại tôi, Della, đã liên lạc và muốn mẹ tôi chuyển về sống chung với bà ở Chicago. Bà ngoại vừa lập gia đình mới và hứa là sẽ lo cho mẹ ăn học tại đó. Nhưng khi đến Chicago, mẹ nhận ra rằng Della chỉ muốn mẹ làm người quản gia chứ chẳng giúp đỡ gì việc học hành cả. Quá đau khổ, mẹ tôi chuyển vào ở trong một căn hộ nhỏ và tìm một công việc văn phòng với mức lương mười ba đô la cho một tuần làm việc năm ngày rưỡi. Khi tôi hỏi tại sao mẹ lại quay về Chicago, mẹ đáp: “Vì mẹ quá hy vọng nhận được tình thương yêu của bà ngoại con. Niềm hy vọng ấy nhiều đến nỗi mẹ phải nắm lấy cơ hội để tìm ra điều đó. Và khi không có được điều ao ước đó, mẹ không còn biết phải đi đâu nữa”.

Ông ngoại tôi mất năm 1947, vì vậy tôi chẳng bao giờ được gặp ông. Nhưng tôi biết bà ngoại mình, Della, một người đàn bà yếu đuối và bê tha, luôn luôn dán mắt vào những bộ phim truyền hình nhiều tập và xa lánh hiện thực. Lúc tôi lên mười, trong một lần bà đến trông nom mấy chị em tôi, tôi bị cánh cổng có dây xích đập vào mắt khi đang chơi ở sân trường. Tôi chạy về nhà cách đó ba khu phố, vừa khóc vừa ôm đầu với máu me đầy mặt. Bà trông thấy tôi và ngất xỉu ngay. Tôi phải nhờ người hàng xóm giúp băng bó vết thương. Khi tỉnh lại, bà phàn nàn rằng tôi đã làm bà khiếp vía – và bà có thể bị thương nếu lỡ té nhào xuống đất lúc ngất đi ấy. Tôi phải chờ tới lúc mẹ về để được đưa đi bệnh viện khâu lại vết thương.

Trong những dịp hiếm hoi khi cho phép người khác đi vào thế giới nhỏ bé của mình, bà có vẻ rất vui. Bà thích ca hát và chơi bài. Khi chúng tôi đến thăm bà ở Chicago, bà thường dẫn chúng tôi đến Kiddieland – Khu vườn tuổi thơ – hoặc rạp chiếu phim gần đó. Khi mất năm 1960, bà vẫn là một người phụ nữ bất hạnh và bí ẩn. Nhưng chính bà đã đưa mẹ tôi đến Chicago, và đó là nơi mẹ đã gặp cha tôi, Hugh Rodham.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment