Sách Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng PDF/Ebook/Epub/Mobi

Sách Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng PDF/Ebook/Epub/Mobi

Tải Sách Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng

Tác giả : Peter F. Drucker

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng

QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG

VỮNG MẠNH HƠN SAU KHỦNG HOẢNG

I. QUẢN LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

II. QUẢN LÝ CHO TƯƠNG LAI

III. QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI LỚN: CƠ CẤU DÂN CƯ MỚI VÀ ĐỘNG LỰC DÂN CƯ MỚI

IV. QUẢN TRỊ TRONG NHỮNG MÔI TRƯỜNG KHỦNG HOẢNG

Trong thời kỳ khủng hoảng, một doanh nghiệp cần vừa có khả năng chống đỡ những “giông tố” có thể xảy ra, vừa cần duy trì khả năng tận dụng những cơ hội bất ngờ. Điều này nghĩa là để thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp cần quản lý toàn diện tất cả các vấn đề cơ bản của việc kinh doanh.

Cách đây 55 năm, từ thời kỳ kế hoạch Marshall cho đến tổ chức OPEC, tất cả đều bị trói buộc, dù ít hay nhiều, vào “một sợi xiềng nhỏ”: đó là xu hướng duy trì các đơn vị cơ sở. Nhưng nếu người ta không thường xuyên quan tâm đến các vấn đề cơ bản của việc kinh doanh, chắc chắn sẽ xảy ra những hậu quả nặng nề. Thực tế, nguy cơ tiềm ẩn đe dọa lớn nhất ngày nay đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi kinh doanh và các tổ chức dịch vụ công cộng chính là thái độ của người dân đối với nền kinh tế, sự hủy hoại môi trường, những căng thẳng thái quá trong lĩnh vực năng lượng, lạm phát và sự mất ổn định của tình hình thế giới. Sau một thời gian dài tương đối ổn định, bao giờ cũng sẽ có những nguy cơ, điểm yếu tiềm ẩn xuất hiện.

Những vấn đề cơ bản của quản lý không thay đổi. Nhưng những yếu tố cụ thể để quản lý chúng thì thay đổi, cùng với sự thay đổi của những điều kiện bên trong và bên ngoài. Do vậy, việc quản trị trong thời khủng hoảng cần bắt đầu với những đòi hỏi mới mẻ và khác biệt như:

– khả năng thanh toán,

– hiệu quả,

– và chi phí trong tương lai.

Việc quản lý một doanh nghiệp, do đó, không chỉ cần thiết mà phải là quan trọng hàng đầu.

THÍCH ỨNG VỚI LẠM PHÁT

Để quản lý thành công, trước tiên các nhà điều hành cần hiểu rõ mình sẽ quản lý cái gì. Nhưng hầu hết các nhà điều hành ngày nay – cả trong các doanh nghiệp lẫn các tổ chức phi chính phủ ‒ đều không coi trọng vấn đề này. Những điều họ nghĩ là quan trọng chủ yếu lại là ảo tưởng và thiếu thực tế. Tình trạng thực tế của doanh nghiệp của họ bị che giấu đi, méo mó và biến dạng dưới ảnh hưởng của lạm phát. Các nhà điều hành ngày nay quá coi trọng những bản báo cáo, thông tin và các con số của những người tiền nhiệm. Họ trở nên phụ thuộc vào các con số, và sự phụ thuộc này sẽ trở thành nguy hiểm trầm trọng nếu các con số mà họ được biết không đúng với thực tế. Và chính những con số không đúng với thực tế này đã gây ra các cuộc lạm phát. Thông thường, tiền vẫn được coi là thước đo giá trị, nhưng trong thời kỳ lạm phát, tiền chỉ mang tính chất ảo. Vì vậy, trước khi có thể quản lý được các vấn đề cơ bản, tất cả các số liệu quan trọng liên quan đến doanh nghiệp – như doanh số, tình trạng tài chính, nợ nần và khả năng trả nợ, cũng như thu nhập phải được thích ứng với lạm phát.

Trong 10 năm, từ năm 1970 đến 1980, rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản cũng như các nước công nghiệp phương Tây đã tuyên bố đạt được “lợi nhuận kỷ lục”, mặc dù thực tế, trong số đó chỉ có một số rất ít (nếu không muốn nói là không có) doanh nghiệp đạt được lợi nhuận thực tế. Bởi lẽ, lạm phát có thể được định nghĩa là một sự phá hoại có hệ thống các nguồn lực thông qua nhà nước, nên trong những thời kỳ giá cả tăng liên tục, các doanh nghiệp không thể có được lợi nhuận. Nhiều người đã cảm nhận được điều này dù không thật sự hiểu rõ về nó. Bởi lẽ, việc công bố những “lợi nhuận kỷ lục” đã đụng chạm đến thị trường chứng khoán và gây ra một mối hoài nghi lớn, một sự phủ nhận mạnh mẽ trong đông đảo người dân. Vấn đề là ảo tưởng này − việc đạt được những lợi nhuận khổng lồ − đã dẫn đến những hành động sai lầm, những quyết định không đúng đắn, những phân tích kinh doanh méo mó, và cuối cùng dẫn đến cả đống những quản lý tệ hại.

 

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment