Tải sách Phân Tâm Học Nhập Môn PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Sigmund freud
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Phân Tâm Học Nhập Môn
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất: Nhập đề
Những hành vi sai lạc
Phần thứ hai: Giấc mơ
Những khó khăn đầu tiên
Những điều kiện và kỹ thuật của sự giải thích
Nội dung rõ ràng là những ý tưởng tiềm tàng trong giấc mơ
Những giấc mơ của trẻ con
Sự kiểm duyệt giấc mơ
Tính cách tượng trưng trong giấc mơ
Sự xây dựng giấc mơ
Phân tích một vài ví dụ về giấc mơ
Những điểm cổ lỗ, tính cách ấu trĩ trong giấc mơ
Sự thực của ham muốn
Những điều mơ hồ về phê bình
Phần thứ ba: Thuyết tổng quát về chứng bệnh thần kinh
Phân tâm học và thần kinh học
Ý nghĩa các triệu chứng
Vô thức có thể coi như một tác động gây thương tích
Chống đối và dồn ép
Đời sống và tình dục của người đàn ông
Sự phát triển của khát dục (libido) và những tổ chức tình dục
Phương diện của sự phát triển và sự tụt lùi căn bệnh học
Những phương sách thành lập triệu chứng
Tinh thần bất an
Sự lo sợ phập phồng
Thuyết khát dục và bệnh thần kinh Narcissisme
Sự hoán chuyển
Phương pháp trị liệu phân tâm học
Theo quan điểm của Freud thì giấc mộng thuộc phạm vi chi phối của vô thức, của Id và mộng rất quan trọng đối với nhà phân tâm học vì nhờ nó mà phân tâm học đi được vào cõi vô thức của con bệnh. Trong cõi vô thức có tất cả những ước vọng đầu tiên và những ham muốn thuộc cảm xúc đã bị hai cái Ego và Superego gạt ra khỏi ý thức. Những ham muốn thú tính luôn luôn nằm ngay bên dưới cái vỏ ngoài ý thức, và tự thúc đẩy tiến vào thế giới mộng mị. Tuy nhiên, ngay trong giấc mộng, Ego và Superego vẫn có mặt để canh chừng, kiểm duyệt. Vì lẽ đó, ý nghĩa của giấc mộng không luôn rõ ràng, những ý nghĩa này được biểu lộ bằng những hiện tượng và thầy thuốc cần biểu lộ chúng một cách lão luyện. Vì mang tính kí hiệu cho nên ý nghĩa của giấc mộng ta không thể hiểu được theo nghĩa đen, ngoại trừ những giấc mộng đơn giản của trẻ thơ. Trong tác phẩm Đoán mộng có nhiều ví dụ được Freud dùng phương pháp phân tâm phân tích.
Đọc nhầm, nói lỡ lời và những biểu hiện đãng trí lặt vặt khác đều là những dấu hiệu cho biết hoạt động ngầm của vô thức. Freud viết: “Đã biết dùng phép đoán mộng để đi vào cõi vô thức thì phân tâm học cũng sử dụng những lầm lỡ của con người nhằm mục đích đó. Những lầm lỡ ấy nhà phân tâm học gọi là triệu chứng hoạt động”. Vấn đề này còn được Freud nghiên cứu vào năm 1904 trong cuốn Tâm thần bệnh lý học của đời sống thường ngày (The psychopathology of everyday life). Trong tác phẩm này, ông vẫn chủ trương “những hiện tượng đó không phải ngẫu nhiên… chúng có một ý nghĩa và ý nghĩa đó có thể diễn giải ra được. Và người ta có lý khi từ những hiện tượng đó suy ra sự hiện hữu của những xúc động và mong muốn bị dồn nén, ngăn cấm”. Quên tên ai có thể có nghĩa là mình không ưa gì người mang tên ấy. Một người lỡ tàu vì nhầm lẫn bảng tàu chạy, có thể có nghĩa là người ấy không muốn đi chuyến tàu ấy. Một người chồng đánh mất hay quên chìa khóa nhà có thể vì người ấy cảm thấy đã phải sống khổ sở trong gia đình và không muốn về nhà. Nghiên cứu những lầm lẫn như vậy có thể đưa nhà phân tâm học đi vào cõi vô thức đầy rối rắm của con người.
Người ta còn tự giải thoát được những gì bị dồn nén nhờ biết giễu cợt. Giễu cợt đã được Freud mệnh danh là “cái nắp xả hơi tối tân và an toàn nhất mà con người đã dần tạo ra được” vì chính nhờ giễu cợt mà chúng ta tạm thời thoát ra khỏi những dồn nén mà cái xã hội lễ giáo này đòi hỏi chúng ta phải che giấu đi.
Có thể vì những phản ứng chung quanh hoặc vì càng ngày càng bất mãn hay bi quan, khi về già Freud tỏ ra lo lắng về cái chết (bản năng đi đến cái chết). Có lần ông quan niệm “bản năng chết” này quan trọng ngang với bản năng tính dục. Freud cho rằng có một “bản năng đi đến cái chết” thúc đẩy tất cả những thứ đang sống trở về trạng thái vô cơ (không sống). Bản năng này cũng làm biến dạng mọi vật. Theo quan điểm ấy con người luôn luôn bị xâu xé giữa nhu cầu tức bản năng sinh lý và một sức mạnh đối kháng, sự thôi thúc của hủy diệt, hay là bản năng tử vong. Lẽ dĩ nhiên thì cuối cùng bản năng tử vong đã chiến thắng. Bản năng này gây ra chiến tranh và những thú đê hèn đồi bại như gây tổn hại cho dòng giống và giai cấp, gây ra niềm thích thú hạ đẳng khi xem những vụ xử tội phạm, đấu bò rừng, và xử lăng trì tùng xẻo.
Tóm lại, những điều vừa nói trên là những khía cạnh của học thuyết Freud. Các nhà phân tâm học ngày nay cũng chia ra làm hai hay hơn nữa, phe phái chống đối nhau, một phe chống lại và một phe hùa theo Freud. Alfred Adler, một trong những học trò đi theo Freud ngay từ đầu đã tách ra khỏi nhóm Freud vì ông tin rằng Freud đã quá quan trọng hóa bản năng tính dục. Và đây là học thuyết của Adler đối lại Freud. Theo Adler thì niềm mong muốn tỏ ra mình hơn đồng loại là động lực chính lối cư xử của con người. Ông đã mở rộng ý tưởng về “mặc cảm tự ti”. Mặc cảm này thúc giục mỗi cá nhân con người cố gắng có một hoạt động để người khác thừa nhận mình. Một nhà ly khai nổi danh khác là Karl Jung ở Zurich cũng đã cố gắng làm giảm bớt tầm quan trọng của vai trò tính dục (sex). Jung chia nhân loại ra làm hai loại tâm lý: loại hướng ngoại và loại hướng nội, mặc dù ông vẫn thừa nhận rằng mỗi cá nhân đều là một hỗn hợp của hai loại tâm lý đó. Khác với Freud, Jung nhấn mạnh vào yếu tố di truyền trong sự phát triển nhân cách.
Nói chung những người phê phán Freud đã tách rời khỏi Freud vì những bất đồng như: Freud quá nhấn mạnh vào ý nghĩa khởi đầu của bệnh tâm thần thơ ấu, Freud tin rằng chính những bản năng dữ dội, tối sơ đã giám sát con người. Cũng có một số người đã không đồng ý với Freud tin rằng “tự do liên tưởng” là một kỹ thuật không thể sai lầm trong việc thám hiểm cõi vô thức của con người. Họ đặc biệt nêu ra những khó khăn trong việc giải thích những dữ kiện do phương pháp ấy đem lại.
Tuy nhiên, một nhà tâm thần học, đã nhận xét lại:
“Những biến đổi và phát triển trong sáu chục năm qua đã không hề làm giảm giá trị tinh thần hay ảnh hưởng của Freud. Ông đã phát hiện ra cõi vô thức. Ông đã cho biết vô thức ấy giúp tạo thành cái “tôi” như thế nào và ta phải làm thế nào để đạt tới nó. Các nhà phân tâm học sau đó đã thay đổi nội dung nhiều ý tưởng và khái niệm của Freud dưới ánh sáng của những kinh nghiệm sâu xa hơn. Quý độc giả có thể bảo rằng các nhà phân tâm học này đã viết được một cuốn Tân ước về tâm thần bệnh học, còn Freud thì viết cuốn Cựu ước. Tác phẩm của Freud sẽ vẫn là tác phẩm nền móng”.
Đa số thái độ hiện nay của chúng ta đối với bệnh điên đều do Freud mà có. Hiện nay có khuynh hướng cho rằng “Bệnh nhân tâm thần đều giống y như chúng ta, chỉ khác là họ đã giống nhiều hơn mà thôi”. Alexander Reid Martin nhấn mạnh: “Dù thừa nhận hay chối bỏ học thuyết Freud thì hiện nay tất cả những bệnh viện tâm thần đều sử dụng những yếu tố và những nguyên lý cơ bản trong khoa tâm lý học của Freud. Cái mà trước đây được coi như một thế giới bí hiểm, cấm ngăn, kỳ cục, không đâu vào đâu, vô nghĩa thì qua Freud, đã trở thành sáng sủa đầy ý nghĩa, không những được y học mà còn được tất cả các khoa học xã hội thừa nhận và chú ý tới”.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment