Tải sách Người Thứ Mười PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Graham Greene
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Người Thứ Mười
Nhưng lão bỗng nhận ra là không phải cả khu vườn bị bỏ hoang : một góc được rẫy sạch cỏ, có một ít khoai tây, bắp cải, và rau bina đang lên. Mảnh vườn này rất nhỏ, có lẽ không lớn hơn tấm thảm, như những khoảng đất vẫn dành cho con trẻ trông mong. Lão vấn nhớ chỗ ấy trước đây thường trồng : dâu tây, mấy khóm phúc bồn tử, vài khóm mâm xôi và gia vị. Một đoạn tường đá đã bị đổ; có thể người ta đã phá đoạn tường cũ này để làm đường đi đến mảnh vườn rau nhỏ đang lên xinh kia, mà chắc là họ phá đã lâu, những tảng đá lăn lóc đã bị dây tầm ma bao phủ gần kín. Đứng trên khoảng tường đổ, phóng tầm mắt về phía trước, lão ngắm nhìn rất lâu đoạn dốc thoai thoải, cỏ xanh rờn, dẫn xuống bờ sông và cánh rừng du nhỏ: đấy là nơi duy nhất mà thời gian không đủ sức biến cải. Trước đây, có lúc lão từng cho rằng ngôi nhà là cái mà người ta có quyền sở hữu. Nhưng cái mà người ta có thì luôn luôn bị những thay đổi đáng nguyền rủa tác động. Chỉ có những gì người ta không có quyền chiếm dụng là bất biến và hân hoan chào đón lão. Phong cảnh này không thuộc về lão, nó chẳng thuộc về ai cả. Đấy mới chính là ngôi nhà của lão. Thế là xong. Chẳng còn việc gì để làm nữa, đã đến lúc ra đi. Nhưng nếu bỏ đi thì lão chỉ còn mỗi một việc là ra sông tự tử. Tiền đã hết, chỉ cần một tuần tự do vừa qua đã đủ để khẳng định rằng một người như lão thì việc làm chỉ là một giấc mơ bất thành.
Buổi sáng hôm đó, vào khoảng bảy giờ ( cái đồng hồ quả quít của ông thị trưởng chỉ bảy giờ nằm, còn cái đồng hồ báo thức lại chỉ bảy giờ kém hai phút) bọn Đức đến lôi Vuazen, Lenoir và Tháng Giêng đi. Lúc đó lão cùng ngồi với các bạn tù sát bức tường chờ đợi súng nổ, đấy là những giây phút nhục nhã nhất trong đời lão. Bây giờ lão đã thành một người nghèo túng, bình dân như tất cả mọi người và họ cũng đối xử với lão như với những người thuộc giai cấp của mình, cũng lấy những tiêu chuẩn để đánh giá nha áp dụng với lão. Nhưng lúc này, khi đang bước những bước chậm chạp, não nề về phía ngôi nhà, cảm giác xấu hổ lại trỗi dậy, sống động và sâu sắc. Cực chẳng đã, lão phải tự an ủi rằng anh chàng Tháng Giêng tội nghiệp đã ở thế giới bên kia sẽ còn có ích cho lão.
Lão tiến lại gần ngôi nhà, các ô cửa sổ, chằm chằm nhìn lão, như mắt các bạn tù đang dựa vào tường vây. Chỉ có một lần duy nhất lão ngước lên nhìn và lập tức nhận ra hết : khung cửa không sơn trong phòng làm việc của lão một ô cửa kính đã bị vỡ, mái hiên sập vài chỗ. Rồi lão lập tức gục đầu xuống mắt dõi theo từng bước chân. Có thể trong nhà vẫn không có ai thì sao ? Nhưng sau khi đã đi vòng quanh biên, vừa chậm chạp bước lên bậc thềm dẫn đến cửa chính lão vừa nhận ra những dấu hiệu nhỏ nhoi chứng tỏ ở đây có người, giống như trên mảnh vườn lão vừa đi qua. Bậc lên xuống sạch không chê vào đâu được. Lão giơ tay kéo chuông và bằng hành động ấy lão đã thừa nhận sự thất bại của mình : có Chúa chứng giám, lão đã cố gắng không trở lại đây, nhưng hóa ra không được.
Những lá cờ chiến thắng cùng với thời gian đã hạ màn khi Gian-Lui Sarlo trở về Pari. Thân ủng chưa đến nỗi nhưng đế thì đã mỏng như tờ giấy, bộ đồng phục luật sư màu đen của lão cũng mang đầy vết tích của nhiều tháng tù tội. Ở trong trại lão thường tự hào là đã luôn luôn giữ gìn, không tỏ ra bê tha thì bây giờ ánh mặt trời tàn nhẫn đang rọi thẳng vào y phục của lão, giống như những bà ve chai đồng nát sờ nắn đồ cũ giữa chợ trời, ánh nắng chỉ rõ chỗ này bị sờn, chỗ này không có cúc, và nói chung trông chẳng ra làm sao. Chỉ có một điều an ủi là chính Pari bây giờ trông cũng chẳng ra làm sao.
Trong túi Sarlo có một bàn cạo râu và cục xà bông nhỏ gói trong tờ nhật báo và ba trăm Phơrăng, lão không có một loại giấy tờ tùy thân nào, ngoại trừ tờ trích lục hồ sơ trại giai mà tên sĩ quan Đức đã ghi rất rõ ràng những thông tin sai lệch do chính lão đọc cho một năm về trước, kể cả họ lão : Sarlo. Nhưng ở Pháp thời ấy, tờ giấy này giá trị hơn bất kì chứng chỉ nào khác, bởi vì những người đã hợp tác với bọn Đức không đào đâu ra tập hồ sơ cá nhân có ảnh chụp thẳng mặt và chụp nghiêng được. Khuôn mặt, dĩ nhiên đã thay thôi, bây giờ Sarlo để râu, nhưng nhìn gần thì vẫn đúng là khuôn mặt ấy. Người Đức nắm rất vững khoa lưu trữ : có thể thay ảnh trong hồ sơ, bằng cách phẫu thuật có thể tạo ra hay xóa đi những vết sẹo trên mặt, nhưng kích thước hộp sọ thì khó thay đổi lắm vì thế chúng ghi rất kỹ kết quả đo đạc vào trong “lí lịch” .
Mặc dù vậy tại Pari không có tên tay sai của Đức nào cảm thấy bất an hơn Sarlo vì lão đã có một quá khứ nhục nhã. Làm sao có thể giải thích cho mọi người của nả của lão đã biến đi đâu ? mà có thể người ta đã biết hết rồi cũng nên. Lão nhận ra những khuôn mặt hơi quen trên những ngã tư, những cái lưng có vẻ như của người quen chạy biến vào ô tô buýt. Lão phải sang phần thành phố nơi lão chưa từng đặt chân đến bao giờ. Phần thành phố trước đây lão thường qua lại thực ra rất hẹp, gói gọn trong vòng tròn bao gồm phòng ở, tòa nhà, nhà hát ôpera, ga Tây và vài ba khách sạn : những địa điểm này, trong quan niệm của lão, được nối với nhau bằng những đường thẳng ngắn nhất. Chỉ một bước sang bên đã là một vùng hoàn toàn xa lạ : dưới chân lão là những đường tàu điện ngầm đan chéo như một khu rừng, rồi vùng Komba và những khu phố ngoại ô trải dài như hoang mạc, ở đây có thể ẩn náu, có thể lẩn vào đám đông dễ dàng.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment