Tải sách Ngũ Luân Thư PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Miyamoto Musash
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Ngũ Luân Thư
Kể từ khi tầng lớp samurai hình thành ở Nhật Bản từ thế kỷ VIII, nghệ thuật chiến tranh được tôn vinh như hình thái học thuật cao nhất, được nuôi dưỡng bởi tinh hoa của cả Thiền tông và Thần đạo. Còn Kiếm đạo luôn đồng nghĩa với phẩm chất cao quý của samurai.
Musashi là một samurai ở đầu thời kỳ Tokugawa. Nhưng khác với các samurai từ bỏ đao kiếm, Musashi vẫn kiên trì theo đuổi mẫu hình kiếm khách lý tưởng, kiếm tìm sự giác ngộ trên con đường gian nan của Kiếm đạo.
Trong phần “binh pháp” ngắn gọn nằm trong Địa Chi Quyển của Go Rin No Sho, ta có thể thấy triết lý của Musashi ngay trong lời phê phán những samurai vì mưu sinh mà kiếm tiền bằng nghề dạy đánh kiếm: “Nếu nhìn vào thế giới, ta thấy chư nghệ được đem bán như những món hàng. Người ta dùng vũ khí để bán chính bản thân của mình. Giống như tách hạt ra khỏi hoa, rồi đánh giá hạt thấp giá trị hơn hoa. Nghĩ về binh pháp theo cách đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phô bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để ép đóa hoa nở vội. Họ nói về “Đạo trường này Đạo trường kia.” Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: “Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải.” Lời nói thật chí lý.”
Cuộc đời hy sinh cho kiếm đạo, chấp nhận lối sống khổ hạnh và nhẫn nhục của Musashi đã đi vào văn học, trong đó có tác phẩm kinh điển Miyamoto Musashi của văn hào Yoshikawa Eiji (Cát Xuyên Anh Trị). Tiểu thuyết kiếm hiệp này là best-seller ở nước Nhật thời trước Đệ nhị Thế chiến. Cuộc đời và lý tưởng võ sĩ đạo cao cả của Musashi đã góp lửa cho những quan điểm cực đoan của người Nhật khi tiến hành những cuộc chiến quy mô lớn ở Châu Á và Thái Bình Dương. Rồi khi thế chiến kết thúc và Nhật Bản bại trận, người dân Nhật đọc lại Miyamoto Musashi và dựa vào nguồn lực tinh thần của Musashi để tái thiết đất nước trong hoàn cảnh: đất nước điêu tàn bên ngoài, con người đổ vỡ bên trong.
Kiếm khách vô song thế kỷ XVII Musashi tiếp tục đồng hành với người dân Nhật trong suốt thế kỷ XX. Tinh thần Musashi dẫn dắt Nhật Bản trỗi dậy trong thế kỷ XIX thành cường quốc trong thế kỷ XX.
Miyamoto Musashi là hoài niệm và là viễn tượng của tinh thần Nhật Bản.
Shinmen Musashi no Kami Fujiwara no Genshin (Tân Miễn Vũ Tàng Thủ Đằng Nguyên Huyền Tín), được biết nhiều hơn với tên Miyamoto Musashi, sinh năm 1584 trong một gia đình samurai có gốc gác lâu đời. Số phận nghiệt ngã đến với ông rất sớm khi trở thành trẻ mồ côi năm bảy tuổi.
Năm mười ba tuổi, với sức vóc mạnh mẽ hơn lứa tuổi của mình cộng với tài năng và sự liều lĩnh bẩm sinh, Musashi đã tham gia cuộc quyết đấu đầu tiên của đời mình với kiếm thủ Thần Đạo Lưu có tên là Arima Kihei (Hữu Mã Hỉ Binh Vệ). Chỉ với thanh mộc kiếm, Musashi đã đánh gục kiếm thủ lớn tuổi hơn. Năm mười sáu tuổi Musashi tham dự cuộc quyết đấu thứ hai và đánh bại võ sĩ tài năng Akiyama (Thu Sơn).
Sau trận chiến Sekigahara, Musashi đến Kyōto là kinh đô Nhật Bản lúc bấy giờ để tìm gia đình cừu hận Yoshioka (Cát Cương), thách đấu và đánh bại cả ba anh em võ sĩ lừng danh của gia tộc này. Sau cuộc quyết đấu có tính chất phục hận này, Musashi từ bỏ thiết kiếm và chỉ sử dụng mộc kiếm. Trong một lần thách đấu với kiếm sĩ giỏi nhất của lãnh chúa Matsudaira (Tùng Bình), Musashi dụng song kiếm đánh bại võ sĩ này nhưng không giết chết. Ngay lập tức chính lãnh chúa Matsudaira thách đấu với Musashi và bị Musashi dùng tuyệt chiêu “Thạch Hỏa” đánh bại. Matsudaira chấp nhận thua cuộc, mời Musashi ở lại và tôn làm sư phụ.
Musashi tung hoành ngang dọc Nhật Bản đến năm hai chín tuổi. Giai đoạn này giúp Musashi có những trải nghiệm để xây dựng kiếm pháp của riêng mình.
Kiếm pháp do Musashi sáng tạo dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Ông là bậc thầy của các trường phái song kiếm (Nitō Ryū – Nhị Đao Lưu, Niten Ichi Ryū – Nhị Thiên Nhất Lưu, Shinmen Niten Ichi Ryū – Tân Miễn Nhị Thiên Nhất Lưu) sử dụng một trường kiếm và đoản kiếm. Kiếm pháp do Musashi sáng tạo sử dụng hai thanh trường kiếm có tên là Niten Ichi Ryū. Tên này là từ tư thế cầm hai trường kiếm cũng có thể là đặt theo pháp danh của ông là Niten Dōraku (Nhị Thiên Đạo Lạc). Tuyệt chiêu của kiếm pháp Niten là dùng “hợp kiếm”, và “giao kiếm”: hai thanh kiếm cùng lúc nhắm tới mục tiêu thay vì một thanh phòng thủ và một thanh tấn công.
Vào độ tuổi gần ba mươi, Musashi trở thành huyền thoại sống và được coi là Đệ nhất kiếm khi ông đánh bại đại cừu thù và cũng là kiếm thủ thượng thừa Sasaki Korijō (Tá Tá Mộc Tiểu Thứ Lang), một đại cao thủ của Nhạn điểu công thủ kiếm pháp, ở Ganryū Jima. Ông đánh bại Sasaki bằng một thanh mộc kiếm tự đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để ra đảo.
Ở tuổi ba mươi, sau khoảng sáu mươi trận quyết đấu bất bại, Musashi bỗng từ bỏ tất cả. Có lẽ ở đỉnh cao danh vọng, ông nhận ra rằng nhân vô thập toàn. Từ năm ba mươi tuổi đến năm năm mươi tuổi, kiếm khách Musashi trở thành một nghệ nhân lừng danh trong các lĩnh vực nghệ thuật mà ông tham gia: điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc.
Suốt phần đời còn lại, ông chỉ luyện kiếm, dạy kiếm, phát triển kiếm pháp, nghiên cứu binh pháp và viết sách. Ông thực hành, chiêm nghiệm Thiền đạo và Kiếm đạo. Musashi trở thành biểu tượng của sự phá chấp, từ hành động đến nhận thức.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment