Frankenstein PDF/Ebook/EPub/Mobi

Frankenstein PDF/Ebook/EPub/Mobi

Tải sách Frankenstein PDF

Tác giả : Mary Shelley

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Frankenstein PDF

Victor Frankenstein! Người phát minh, nhà khoa học đáng nguyền rủa! Mười lăm tuổi, anh chứng kiến trận sấm sét kinh hoàng thiêu rụi một cây sồi. Số phận anh được vạch sẵn từ đó…

Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, anh đã nhào nặn ra một sự sống từ những vật liệu “sơ cấp”. Một sinh vật khủng khiếp được thai nghén từ những phần khác nhau của xác chết vào một đêm kinh hoàng. Sản phẩm của Frankenstein! Một con quái vật! Gớm ghiếc, chưa hoàn thiện nhưng được trang bị sức mạnh siêu phàm và ý thức về nỗi cô đơn của mình. Từ thân phận lẽ ra là nô lệ, hắn trở thành ông chủ, quay lại trả thù chính người tạo ra mình. Hắn cần một sinh vật giống cái giống mình để cùng chung sống và trao đổi những tình cảm cần thiết cho sự tồn tại. Đối với Frankenstein, địa ngục mới chỉ bắt đầu…

Thai nghén từ một cơn ác mộng và được viết ra khi tác giả của nó mới mười tám tuổi, Frankenstein là một câu chuyện gây ám ảnh sâu sắc. Câu chuyện về tạo vật gớm guốc này đã gây sửng sốt, kinh hoàng và thích thú cho người đọc bao thế hệ kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1818. Cuốn sách được xếp vào hàng kinh điển, đồng thời giành cho mình vị trí như một trong những tác phẩm tiên phong trong thể loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng hiện đại.

Lời của tác giả:

“Mỗi người chúng ta sẽ viết một truyện ma,” Huân tước Byron bảo; đề nghị này được mọi người hưởng ứng. Chúng tôi có cả thảy bốn người. Nhà thơ quý tộc bắt đầu một truyện mà một phần của nó in ở cuối bài thơ Mazeppa. Shelley, vốn quen thể hiện ý tưởng và tình cảm trong tưởng tượng chói lòa và âm điệu du dương của thi ca chứ không phải thiết kế một cơ cấu phức tạp cho truyện kể, khởi đầu một câu chuyện dựa trên chuyện đã trải qua hồi bé. Polidori[4] tội nghiệp nghĩ ra một ý tưởng kinh khủng về một phu nhân có cái đầu chỉ là hộp sọ do bị trừng phạt vì nhòm qua lỗ khóa, để xem trộm cái gì tôi không nhớ – một điều khá gây sốc và sai trái, dĩ nhiên; nhưng đến lúc bà ta rơi vào tình trạng khốn khổ hơn cả anh chàng Tom trứ danh ở Coventry[5] thì anh ta không biết xử lý thế nào nữa, và đành phải đưa bà ta vào nhà mồ gia đình Capulet[6], nơi duy nhất thích hợp với bà ta. Hai nhà thơ nổi danh cũng nhanh chóng từ bỏ công việc không quen thuộc này; tính chất nhạt nhẽo của văn xuôi làm họ khó chịu.

Tôi vắt óc nghĩ một câu chuyện, một chuyện khả dĩ địch được với những câu chuyện đã kích thích chúng tôi lao vào công việc này. Một câu chuyện nói lên được những nỗi sợ hãi bí ẩn nằm sẵn trong con người chúng ta, làm dấy lên sự kinh hoàng thảng thốt, một chuyện khiến độc giả không dám cất mắt nhìn quanh, khiến máu đông lại, tim đập thình thịch. Nếu không đạt được những điều này, truyện ma mà tôi viết sẽ không còn xứng đáng với danh hiệu đó. Tôi suy nghĩ và cân nhắc – đều vô hiệu. Tôi đã cảm thấy tình trạng bất lực không thể sáng tạo nổi ấy, nỗi khổ lớn nhất của người viết, khi đáp lại ta khẩn cầu khắc khoải chỉ là Số không ảm đạm. Mỗi sáng tôi đều phải nghe câu hỏi “Đã nghĩ ra cái gì chưa?” để rồi ngượng ngùng trả lời là chưa.

Như Sancho[7] có nói, cái gì cũng có khởi đầu của nó, và sự khởi đầu này phải gắn với một điều đi trước nó. Người Ấn Độ cho thế giới con voi để nâng đỡ thế giới, nhưng lại để nó đứng trên một con rùa. Phải khiêm nhường mà thừa nhận rằng, sáng tạo không bao giờ là từ khoảng không, mà từ cõi hỗn mang trước nhất cần có nguyên liệu đã: sáng tạo có thể đem lại hình thể cho vật chất tối tăm và hỗn độn, nhưng không thể tự mình tạo ra vật chất. Trong mọi lĩnh vực của khám phá và sáng chế, kể cả những khám phá chỉ thuần về trí tưởng tượng, chúng ta luôn thấy lặp lại mô hình chuyện Columbus và quả trứng[8]. Sáng tạo cần có khả năng nắm bắt năng lực tiềm tàng của sự vật, và nhào nặn tạo hình các ý tưởng hiện ra với nó.

Huân tước Byron và Shelley chuyện trò với nhau rất nhiều và rất lâu, tôi thường ngồi nghe một cách ngưỡng mộ nhưng im lặng. Một trong những lần đó họ thảo luận về các học thuyết triết học khác nhau, trong đó có bản chất của nguyên lý tạo ra sự sống, liệu người ta có bao giờ tìm ra và truyền đạt lại nó không. Họ nói tới thí nghiệm của tiến sĩ Darwin[9] (tôi không muốn nói về những gì tiến sĩ thực tế đã làm hoặc khẳng định mình đã làm, mà trong trường hợp này, về những thí nghiệm người ta đồn thổi về ông): bảo quản một sợi miến trong ống thủy tinh, để rồi bằng cách phi thường nào đó nó bắt đầu chuyển động có ý thức. Nhưng đây cũng chưa phải là cách tạo ra sự sống. Một tử thi có thể hồi sinh lại; sinh điện học galvanism[10] đã chứng tỏ những điều tương tự; những bộ phận khác nhau của một sinh vật có thể được chế tạo, đem gắn vào nhau, và thổi vào hơi thở của sự sống.

Đêm lụi đi cùng câu chuyện, và khi chúng tôi đi ngủ thì giờ khắc ma quỷ hiện hình cũng đã qua. Đặt đầu trên gối tôi không ngủ, cũng không phải là suy nghĩ. Trí tưởng tượng, hoàn toàn tự động, chiếm lấy và dắt dẫn tôi, làm hiển hiện trong óc tôi những hình ảnh liên tiếp, sống động hơn rất nhiều so với những mường tượng thông thường. Tôi trông thấy – mắt nhắm nhưng hình ảnh đưa đến trong đầu vô cùng rõ nét – khuôn mặt nhợt nhạt của người thuật sĩ đang cúi mình trên vật thể mình vừa tạo ra.

Tôi trông thấy cái bóng gớm guốc của một người đang nằm dài, và tiếp đó, chẳng hiểu do phương tiện hùng mạnh nào, bỗng có dấu hiệu của sự sống, nó nhúc nhích một cách khó khăn, không hẳn như đang sống. Nó hẳn là đáng sợ; bởi còn gì đáng sợ hơn những nỗ lực của con người muốn bắt chước cơ chế kỳ diệu của Đấng đã sáng tạo ra thế giới. Thành công của mình hẳn khiến nhà nghiên cứu hết hồn, vội cao chạy xa bay khỏi tạo tác xấu xa do chính tay mình nhào nặn, lòng hãi hùng thảng thốt. Anh hy vọng nếu mặc nó nằm trơ đấy thì tia lửa sống yếu ớt anh đã truyền cho chẳng mấy chốc sẽ tàn, và cái vật thể đã nhận được sự sống trái ý Chúa sẽ trở thành vật chất lặng câm, để anh có thể ngủ yên, tin rằng sự yên lặng của nấm mồ sẽ dập tắt vĩnh viễn cuộc đời ngắn ngủi của cái thây ma gớm guốc mà anh từng hy vọng sẽ là cái nôi của sự sống. Anh ngủ, nhưng rồi bị đánh thức, anh mở mắt ra; nhìn thấy vật khủng khiếp đó đứng bên giường, vén màn ngó vào anh với đôi mắt vàng khè, ướt nhoèn, nhưng tò mò chăm chú.

Tôi mở bừng mắt ra kinh sợ. Ý tưởng này ám ảnh tâm trí tôi đến nỗi cơn sợ chạy dọc suốt người tôi run rẩy, và tôi muốn át những tưởng tượng ma quái này đi nhờ thực tại chung quanh. Chúng vẫn ở đó: vẫn căn buồng ấy, tấm thảm sẫm màu, cửa chớp đóng kín có ánh trăng lọt qua, và vẫn cảm giác về mặt hồ lấp lánh và dãy Alps tuyết phủ bên kia tấm rèm. Tôi không rũ bỏ được bóng ma kinh khủng của mình dễ dàng đến thế; nó vẫn tiếp tục ám ảnh tôi. Phải cố nghĩ đến một điều gì khác. Tôi tập trung vào truyện ma của tôi, cái truyện ma tẻ nhạt đáng thương ấy! Ôi! Giá như tôi viết được một câu chuyện sẽ truyền sang độc giả nỗi sợ hãi hùng mà tôi trải qua đêm nay!

Ý tưởng bừng đến trong tôi như ánh sáng và cũng hân hoan như thế. “Ta đã tìm ra rồi! Những gì làm ta sợ hẳn cũng sẽ làm người khác kinh sợ; và ta chỉ việc tả lại bóng ma đã ám ảnh bên gối ta lúc nửa đêm.” Sáng hôm sau tôi tuyên bố đã nghĩ ra một truyện. Ngay hôm đó tôi viết câu đầu tiên “Vào một đêm tháng Mười một ảm đạm,” mới ghi lại ngắn gọn nỗi kinh hoàng tôi trải nghiệm qua giấc mơ lúc tỉnh của mình.

Lúc đầu tôi chỉ định viết một truyện ngắn, độ vài trang, nhưng Shelley đã hối thúc tôi phát triển ý tưởng này lên quy mô hơn nữa. Dĩ nhiên tôi không chịu ảnh hưởng của chồng tôi dù chỉ là một gợi ý về cốt truyện, và hầu như không chút nào về cảm xúc, thế nhưng nếu không có sự khuyến khích của anh, nó sẽ không thể có dáng vóc như đã được giới thiệu đây. Riêng lời tựa cuốn sách nằm ngoài khẳng định này: theo như tôi nhớ được, toàn bộ lời tựa là do anh viết.

Và giờ đây, lại một lần nữa, tôi để cho tạo vật gớm guốc của mình tiến tới và phát triển. Tôi cũng có chút tình cảm dành cho nó; nó được kết trái trong những ngày hạnh phúc, khi chết chóc và đau thương mới chỉ là những khái niệm, chưa tạo ra âm vang nào trong trái tim tôi. Số trang ít ỏi của nó nói lên biết bao buổi đi bộ hoặc đi xe dạo chơi, biết bao buổi chuyện trò ngày tôi không cô đơn một mình một bóng; bạn đồng hành bên tôi những ngày đó, tôi không bao giờ còn gặp lại nữa ở kiếp này. Nhưng những liên tưởng này chỉ là của riêng tôi, không liên quan gì đến bạn đọc cả.

Tôi sẽ chỉ nói thêm một điều về những thay đổi trong cuốn sách. Chủ yếu đó là những thay đổi về văn phong. Tôi không thay đổi phần nào của câu chuyện hoặc đưa thêm bất kỳ ý tưởng, hoàn cảnh nào mới cả. Tôi có sửa lại lời văn ở một vài chỗ quá trần trụi đến nỗi có thể làm hại đến hứng thú của người đọc, chủ yếu trong nửa đầu cuốn sách. Nhìn chung chúng giới hạn trong những đoạn chỉ là thêm thắt cho câu chuyện, cốt lõi và thực chất vẫn hệt như cũ.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment