Tải sách Cuộc Đời Galilei PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Bertolt Brecht
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Cuộc Đời Galilei
Cuộc đời Galilei là một trong những vở “kinh điển” vừa được nhắc đến ở trên, đồng thời cũng là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Brecht.
Kịch dựng lại một số chặng đời của nhà khoa học Ý lỗi lạc Galileo Galilei, từ năm 1609 đến 1637, từ Padua tới Florenz (Florence), Rom và những năm cuối đời ở Florenz, về quan hệ và những cọ xát của ông với giới lãnh chúa, với Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, với những con người bình thường và những quyết định của ông.
Năm 1609, nhà toán học kiêm vật lý và thiên văn học Galilei là giáo sư đại học Padua, thuộc Cộng hòa Venedig (Venise), với đồng lương ít ỏi. Ông phải dạy tư để kiếm sống nên không có thì giờ học hỏi và nghiên cứu thêm. Nhờ cải tiến ống viễn kính, một sáng chế từ Hòa Lan, Galilei được tăng lương. Cũng nhờ ống viễn kính này mà Galilei có thể chứng minh được thuyết nhật tâm của Kopernikus: quả đất không phải là trung tâm vũ trụ và nó quay xung quanh mặt trời, một thuyết bị Giáo hội La Mã kết án là sai quấy, thậm chí “tà giáo”.
Tuy bạn ông hết mực khuyên can hãy ở lại Venedig để có thể tự do tiếp tục nghiên cứu thêm phát kiến trên, vì thế lực Giáo hội ở Cộng hòa này không mạnh lắm, Galilei vẫn quyết định đi Florenz làm nhà toán học trong cung đình của đại công tước Cosmo. Ông hy vọng được trọng vọng hơn. Nhưng thế lực Giáo hội ở đây rất mạnh. Những vệ tinh của sao Mộc do Galilei phát hiện không được phép tồn tại, dù có thể thấy được rõ ràng qua ống viễn kính. Giáo hội khẳng định thuyết của Aristoteles: quả đất phải là trung tâm của vũ trụ đã được Chúa Trời an bài.
Năm 1616, Tòa án Tôn giáo nghiêm cấm mọi nghiên cứu trái ngược với thần học. Galilei và các học trò đành rút vào những lĩnh vực vô hại như tìm hiểu về vật nổi. Khi Barberini, một Hồng y tương đối cởi mở trong việc nghiên cứu khoa học, lên ngôi Giáo hoàng Urban VIII, Galilei cho rằng đây là cơ hội thuận lợi nên lại tiếp tục lao vào lĩnh vực nghiên cứu bị cấm đoán. Vì những phát kiến này đe dọa uy quyền Giáo hội vốn được kiến lập đã hơn một nghìn năm, Galilei bị Tòa án Tôn giáo bắt giam, đe dọa dùng cực hình để buộc ông phải chối bỏ phát kiến mặt trời là trung tâm vũ trụ.
Galilei đã quyết định như thế nào? Có thật ông đã hiên ngang quát vào mặt các quan tòa tôn giáo rằng “Dù sao trái đất vẫn cứ quay”, chứ không chịu khuất phục cường quyền, phủ nhận chân lý? Các học trò ông đã phản ứng thế nào trước quyết định của người thầy, tấm gương lớn của họ? Dân chúng, vốn luôn bị Giáo hội và các lãnh chúa chà đạp, đã phản ứng ra sao?
Vở Cuộc đời Galilei có tất cả ba kịch bản, được tác giả sửa đổi theo diễn biến thời sự thế giới.
Năm 1933, khi Hitler và đảng Quốc xã nắm chính quyền ở Đức, Brecht và gia đình trốn sang Đan Mạch. Một số văn nghệ sĩ nổi tiếng khác, như Thomas Mann – giải Nobel Văn chương 1929, cũng phải lánh nạn ở nước ngoài. Tác phẩm của họ bị đốt, bị cấm. Nhiều văn nghệ sĩ khác bị giam cầm.
Năm 1938, Brecht hoàn thành kịch bản thứ nhất, mới đầu mang tên “Dù sao trái đất vẫn cứ quay” – sau đổi thành Cuộc đời Galilei – chỉ gồm mười ba cảnh. Brecht muốn qua đó nêu lên lòng tin rằng tuy nước Đức bị bạo quyền thống trị nhưng rồi sẽ tới thời đại mới. Vở này được trình diễn lần đầu năm 1943 tại Zürich (Thụy Sĩ).
Năm 1939, sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm, Brecht buộc phải trốn qua Thụy Điển, rồi Phần Lan, sang Liên Xô, từ đó qua Mỹ. Năm 1945, chấn động trước việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Brecht cùng với diễn viên điện ảnh và sân khấu nổi tiếng Charles Laughton gấp rút hoàn thành kịch bản thứ hai bằng tiếng Mỹ gồm mười lăm cảnh để công diễn tại Beverly Hills vào năm 1947.
Ngay sau Thế chiến II, nhân loại khát khao được sống hòa bình, nhưng các siêu cường lại quyết liệt chạy đua chế tạo những vũ khí mới, có sức hủy diệt khủng khiếp hơn nữa. Tại Mỹ, có “Tòa án Tôn giáo” kiểu mới như Ủy ban McCarthy trù dập những nhà khoa học từ chối phục vụ các công trình này. Bản thân Brecht cũng đã từng phải ra điều trần trước Ủy ban nói trên vì những bài viết và phát biểu “thiên tả” của ông. Trước tình hình ấy, năm 1954-1956, kịch bản thứ hai được dịch ra tiếng Đức, với đôi chút thay đổi, cho nhà hát Berliner Ensemble (bấy giờ ở Đông Berlin, nơi Brecht đã chọn để định cư cho đến khi nhắm mắt).
Câu hỏi của Brecht: “Nhà khoa học có trách nhiệm gì trước xã hội, trước nhân loại và phải hành xử thế nào” vẫn luôn nóng bỏng!
Vì thế, Cuộc đời Galilei vẫn không hề mất tính thời sự! Nó vẫn là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Brecht.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment