Bài Ca Sư Phạm Trọn bộ PDF/Ebook/Epub/Mobi

Bài Ca Sư Phạm Trọn bộ PDF/Ebook/Epub/Mobi

Tải sách Bài Ca Sư Phạm Trọn bộ

Tác giả : Anton Makarenko

Tải sách Miễn Phí

epub mobi

Nội dung sách Bài Ca Sư Phạm Trọn bộ

Bài ca sư phạm” là một trong những tác phẩm của Makarenkô được người đọc ham thích nhất. Tác phẩm này cũng đã được dựng thành phim.

Bài ca sư phạm là gì?

Đó là bài ca chiến thắng của những quan điểm giáo dục Macxi – Lêninit.

Đó là thành công rực rỡ của Makarenkô trong việc cải tạo hàng ngàn trẻ lưu manh, tội lỗi, biến chúng từ chỗ là “cặn bã” của xã hội trở thành những công dân tích cực của xã hội xô-viết: những người công nhân, những nhà sử học, nhà địa chất, nhà giáo dục, những kỹ sư, bác học, thầy thuốc, nghệ sĩ; nhiều người được thưởng huân chương, có người trở thành anh hùng xô-viết.

Bài ca sư phạm thể hiện những quan điểm cơ bản nhất về giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin. Có thể tóm tắt những quan điểm cơ bản đó như sau:

Quan điểm thứ nhất, quan điểm quan trọng nhất của Makarenkô, là “ý niệm về con người, thái độ macxit đối với con người”. Có thể coi quan điểm này là quan điểm xuất phát, tư tưởng giáo dục chỉ đạo của ông. Đó là lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa đối với con người. Makarenkô nói: “Tất cả hệ thống giáo dục xô-viết nhằm thực hiện khẩu hiệu của Xtalin về sự săn sóc thương yêu đối với con người”. Theo ông, khái niệm “trẻ hư hỏng” là một điều vô nghĩa. Ông không công nhận có trẻ xấu từ lúc lọt lòng mẹ, có trẻ phạm tội mà không thể cứu chữa được.”… Khoa sư phạm bình thường, hoạt động hướng theo một mục đích, sẽ biến đổi tập thể trẻ con thành một tập thể rất bình thường. Không có trẻ tội lỗi từ lúc lọt lòng, không có trẻ mới sinh đã mang tính xấu.

Đối với tôi, theo kinh nghiệm bản thân, điều nhận định này được kiểm nghiệm đúng trăm phần trăm.”. Thái độ của ông là một thái độ lạc quan cách mạng. Chính những nhân vật của Maxim Gorki đã giúp ông có được thái độ lạc quan ấy. “Gorki lạc quan không những vì thấy trước một nhân loại sung sướng, không những vì thấy hạnh phúc trong dông tố, mà còn vì đối với Gorki mọi người đều đẹp. Đẹp không những theo ý nghĩa luân lý và xã hội, mà đẹp cả về mặt thẩm mỹ và sức mạnh”.

Vì vậy, theo Makarenkô, “nhà sư phạm phải đi đến với từng người với một giữ thuyết lạc quan, dù có phải lầm lẫn chăng nữa”. Cũng như Gorki, ông từ chối không dựa trên những khía cạnh tiêu cực và ốm yếu của con người. Ông tìm ra ở mỗi trẻ, mặc dầu cảnh ngộ bi đát tuyệt vọng đến thể nào, một niềm hy vọng, một khía cạnh tích cực để phát huy lên, làm nảy nở ra mọi tiến bộ. Chính vì thương yêu con người, tôn trọng con người nên phải yêu cầu ở đứa trẻ càng nhiều càng tốt.”Càng tôn trọng con người bao nhiêu, càng yêu cầu bấy nhiêu”. Yêu cầu đối với đứa trẻ biểu thị sự tôn trọng đối với sức lực và khả năng của nó. Và ngược lại, tôn trọng bao hàm ý nghĩa phải đòi hỏi, phải yêu cầu. Yêu cầu càng nhiều, đứa trẻ càng tin ở khả năng của nó, càng thấy tự hào. Bài ca sư phạm là một bức tranh tuyệt đẹp, một bài thơ tuyệt diệu về niềm tin tưởng ở bản chất tốt đẹp của con người. Có đứa trẻ, trước kia đã từng ăn cắp giết người, nay được Makarenkô trao cho giữ súng, ủy nhiệm cho đi lĩnh những món tiền rất lớn. Một lần, vì thái độ hỗn láo quá đáng, Makarenkô đánh Zađôrôp, một trong những đứa cầm đầu. Về sau, nhiều lần ông nhắc lại việc đó, cho đấy là dấu hiệu về sự hoang mang và tuyệt vọng cực độ của nhà giáo dục. Suốt đời, ông chống lại chủ trương trừng phạt về thể xác. Vì thế, ta không nên hiểu lầm sự việc đó mà cho rằng khi cần thiết cũng phải đánh trẻ.

Công xã lao động trong Bài ca sư phạm mang tên Maxim Gorki và cuốn tiểu thuyết kết thúc với cuộc đến thăm công xã của Maxim Gorki nói lên ảnh hưởng sâu sắc của Gorki đối với những quan điểm sư phạm của Makarenkô.

Quan điểm thứ hai là “giáo dục trong lao động”. Đây là nguyên lý cơ bản nhất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, một nền giáo dục dựa trên học thuyết Mác – Lênin. Trong thực tế cũng như trong lý luận, Makarenkô chỉ rõ rằng: lao động không những là mục đích giáo dục mà còn là phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động của trẻ trong công xã Gorki chiếm một vị trí hết sức quan trọng, lao động tự phục vụ và lao động sản xuất. Chính vì nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về giáo dục, chính vì thực hiện sự kết hợp giữa học lập và lao động sản xuất trong các công xã lao động nên Makarenkô ngay từ đầu đã thấy rõ được những nét lớn về giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Phần cuối tác phẩm Bài ca sư phạm cho biết Makarenkô lãnh đạo một trại lao động thứ hai ở Ukren, ông lập một trường phổ thông 10 năm, một xưởng chế tạo máy ảnh Lâyka và một xưởng chế tạo dụng cụ điện. Các xưởng này giúp trại tự lập hoàn toàn. Từ sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đến sản xuất công nghiệp, đó là bước tiến mới về mặt giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

Trước khi chết, ngày 9 tháng 3 năm 1939, phát biểu trong một cuộc dạ hội, Makarenkô nói: “Tôi là người đứng về phía các quá trình sản xuất trong nhà trường, thậm chí quá trình sản xuất đơn giản nhất, dễ tiến hành nhất, buồn tẻ nhất. Tôi nghĩ rằng loại trường học sản xuất như vậy, một thời gian nữa chúng ta sẽ có,..”. Thí nghiệm của Makarenkô trong các công xã lao động giúp ích cho sự phát triển phương hướng giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Đến đại hội 19, rồi 20, 21 của Đảng Cộng sản Liên-xô, nguyên lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp được phát triển thành một hệ thống lý luận rất phong phú. Nhưng Makarenkô là nhà giáo dục học đầu tiên đã tìm ra cách áp dụng cụ thể nguyên lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Trẻ ở trong công xã lao động đã làm quen dần với những nguyên lý chung về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, về những động tác đơn giản và cơ bản về sản xuất nông nghiệp, về cơ khí và về điện lực. Qua giáo dục lao động, nhiều trẻ “tội lỗi” đã được cải tạo về tư tưởng và về sau trở nên những nhà chuyên môn giỏi, công nhân lành nghề, bác sĩ, kỹ sư, phi công, bác học.

Không những trẻ hư hỏng cần được cải tạo trong lao động mà trẻ bình thường cũng cần được giáo dục trong lao động, Không những nhà trường mà cả gia đình cũng cần giáo dục thanh thiếu niên qua công tác lao động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quan điểm lao động là đức tính tốt đẹp nhất là cơ sở của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Theo Makarenkô, trên đất nước xô-viết, lao động phải là Lao động sáng tạo, lao động tự giác, lao động phải là hình thức biểu hiện chủ yếu của cá tính và tài năng. Chính quá trình tham giữ lao động sẽ rèn luyện đạo đức xã hội chủ nghĩa, đoàn kết chặt chẽ những người lao động, xây dựng tình bạn chân chính. Cần giáo dục trẻ chống tâm lý ỷ lại, đòi hỏi, ăn sẵn. Người giáo viên xã hội chủ nghĩa phải giáo dục những con người hăng hái lao động, động viên thái độ sáng tạo trong lao động, phát triển thể lực và trí lực, phát huy khả năng tổ chức, biết “điều khiển, chú ý, tính toán, xem xét, sáng tạo, cần mẫn và vị tha.”

Quan điểm cơ bản thứ ba của Makarenkô là “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể”. Đây là tư tưởng giáo dục trung tâm của ông. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong hoạt động của các công xã lao động, trong Bài ca sư phạm cũng như trong Những ngọn cờ trên tháp. Xuất phát từ lời dạy của Lênin về những quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Makarenkô đã nghiên cứu những mối quan hệ đó và rút ra những ứng dụng thực tế vào công tác giáo dục. Makarenkô đã sớm thấy cùng với Krupxkaia và Kalinin, một nguyên tắc quan trọng: tập thể là biện pháp giáo dục tốt nhất. “Chính tập thể là người giáo dục tốt nhất”. Vì thế “tác động sư phạm có tổ chức phải hướng vào tập thể”: tập thể công xã lao động, tập thể trường học, tập thể gia đình, tập thể Đoàn Thanh niên Đội Thiếu niên. Rút kinh nghiệm từ thực tế, Makarenkô đã xây dựng hẳn một lý luận về sự phát triển của tập thể, phong cách của tập thể.

Tác phẩm Bài ca sư phạm là dẫn chứng cụ thể về quá trình hình thành tập thể. Lúc đầu, tập thể chưa hình thành, kỷ luật tự giác chưa có, nhà giáo dục phải đề ra yêu cầu, có khi phải độc đoán đề ra yên cầu. Khi chung quanh nhà giáo dục đã có một nhóm cốt cán, một cái nhân sẵn sàng bênh vực kỷ luật trật tự chung một cách có ý thức, đó là giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn mà tự tập thể đề ra yêu cầu. Lúc đó, nhà giáo dục chỉ còn đóng vai trò điều chỉnh lại một số yêu cầu nào đó đi hơi xa. Trình độ yêu cầu tới mức cao nhất khi mỗi đứa trẻ tự mình đề ra được yêu cầu cho bản thân và biết tự kiểm tra thái độ của mình. “… Từ yêu cầu độc đoán của nhà tổ chức đến yêu cầu tự do của mỗi đứa trẻ đối với bản thân nó trên cơ sở yêu cầu của tập thể, tôi cho đó là con đường cơ bản của quá trình tiến hóa của một tập thể trẻ xô-viết.

Trong một bức thư gửi Maxim Gorki, Makarenkô viết: “Tôi đã đạt được kết quả vì xuất phát từ nguyên tắc cơ bản sau đây: tập thể phải hoạt động, tập thể có thể xây dựng được bởi những con người hoạt động và chính trong sự hoạt động đó họ tự biến đổi.”. Nói về nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể của Makarenkô, Zađôrôp, một đứa trẻ rất khó thích ứng, sau trở nên kỹ sư, đã viết: “… dần dà, quá trình giáo dục biến thành một quá trình tự giáo dục của tập thể. Thật là đặc sắc và không ngờ!”

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment