Tải sách Thần Khúc Date PDF/Ebook/Epub/Mobi
Tác giả : Dante Alighieri
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Thần Khúc Date
Thần khúc, kể lại cuộc du hành kỳ lạ của Đantê sang thế giới bên kia – thế giới của người chết. Nhà thơ Virgilio được Beatrice, người yêu thuở thiếu thời của Đantê, phái đến làm người hướng dẫn Đantê đi “tham quan” Địa ngục và một phần Tĩnh thổ. Đến đây Virgilio vì chưa chịu phép rửa tội của đạo Thiên chúa, nên không được phép đi tiếp. Beatrice xuât hiện và hướng dẫn Đantê đi xem Thiên đường.
Cuộc viễn du xuống Địa ngục lên Thiên đường, đối với văn học cổ phương Đông nói chung, văn học cổ của Việt Nam nói riêng, không phải là một để tài xa lạ. Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Dương Từ – Hà Mậu cũng đã đề cập đến. Trước Đantê L’ Enéide của Virgilio cũng đã đề cập, nhưng chưa có tác gia nào tưởng tượng và thiết kế ra được một cảnh Địa ngục, Thiên đường rộng lớn, đa dạng, sinh động như Đantê.
Màu sắc Trung cổ in đậm trên Thần khúc. Tác phẩm gồm 3 phần: Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đường. Mỗi phần 33 khúc, thêm một khúc khai mào, thế là tất cả 100 khúc.
Địa ngục, cũng như Tĩnh thổ, Thiên đường, lại được chia thành 3 vùng. Toàn tác phẩm theo thể thơ Terzina, cứ mỗi khổ thơ gồm 3 câu, các câu được móc nối với nhau bằng hệ thống vần như sau: ABA, BCA, CDC, DED, V. V… Chúng ta nhận thấy ngay vai trò quan trọng của con số 3. Đi sâu vào Thần khúc, chúng ta còn có thể phát hiện ra nhiều dụng ý kỳ công, lạ lùng khác của Đantê, chẳng hạn từ con số 3, ta có bội số của 3 là 9. Trong Cuộc đời mới, Đantê gặp người yêu là Beatrice lần đầu lúc hai người đều lên 9, gặp lại lần thứ hai 9 năm sau, đúng vào 9 giờ sáng, lúc cả hai vừa tròn đôi 9. Trong Thần khúc, Đantê đã sắp xếp cho Beatrice xuất hiện lại ở khúc 30 của phần Tĩnh thổ, nhưng đối với toàn bộ tác phẩm thì đó là khúc 63, còn 36 khúc nữa là kết thúc tác phẩm; 63 và 36 là hai con số đối xứng với nhau và đều dựa trên cơ sở con số 3. Đối với người đọc ngày nay thì các kỳ công trên đây của Đantê chỉ là một trò tiểu xảo, nhưng đối với quan niệm giáo lý của đạo Thiên chúa thì 3 là một con số hoàn thiện, hoàn mỹ, biểu thị tinh thần tam vị nhất thể, phản ánh trật tự vĩnh hằng của vũ trụ. Chỉ riêng việc Đantê sắp xếp cho sự xuất hiện của Beatrice ở trong Thần khúc một cách kỳ công như vậy, đủ chứng tỏ, đối với Đantê, Beatrice, hình bóng cố nhân của thuở ban đầu lưu luyến, không chỉ là một người yêu – một người yêu bình thường, mà là một thần lực, có khả năng huyền diệu sẽ dẫn dắt con người tới chỗ linh hồn siêu thoát.
Trong Thần khúc, người đọc cần hiểu là Beatrice, Virgilio và cả Đantê nữa không phải là những nhân vật lịch sử có thật, mà trước hết là những nhân vật văn học. Đantê mở đầu tác phấm của mình với giọng người kể chuyện và luôn xưng tôi, nhưng trước hết cần hiểu đây là “Đantê – nhân vật văn học”, sau đó có thể cũng có ít nhiều chi tiết liên quan đến “Đantê – nhân vật lịch sử” có thực.
Virgilio (70-19 sau Kitô) là nhà thơ La Mã cổ đại lúc còn sống đã rất nổi tiếng, sau khi mất, ông được thần thánh hoá như là người phát ngôn chân lý, được tiếp nhận trực tiếp từ các thánh thần. Trong Thần khúc người đọc sẽ thấy Đantê cảm nhận và thể hiện “thần tượng”Virgilio của mình như thế nào?
Màu sắc trung cổ của Thần khúc cũng đậm nét trong phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa biểu tượng. Trong Bữa tiệc, Đantê nói rằng: bất kỳ tác phẩm nào của ông cũng bao hàm bốn ý nghĩa: nghĩa đen (nghĩa trực tiếp) theo sát câu, chữ của văn bản; nghĩa biểu tượng, nghĩa luân lý, nghĩa khái quát, tức là tinh thần cơ bản, tiềm ẩn, bàng bạc trong tác phấm.
Áp dụng vào Thần khúc, có thể tạm hiểu bốn ý nghĩa đó như sau: Nghĩa trực tiếp là số phận con người sau cái chết; nghĩa biểu tượng là tư tưởng về sự trừng phạt ở thế giới bên kia:
nghĩa luân lý là khuyến thiện trừ ác: nghĩa khái quát là ca ngợi sức mạnh huyền diệu của sự cải hoá, giải thoát cho linh hồn con người của Kitô giáo.
Trong khúc mở đầu, Đantê kể lại: Ở nửa đường đời, ông chẳng may bị lạc vào một khu rừng rậm, rồi bị ba con dã thú xông đến tấn công, may được Virgilio, do Beatrice phái đến, cứu thoát…
Ở đây, khu rừng rậm tượng trưng cho cuộc đời dương thế đầy bất trắc và tội lỗi; ba con dã thú mà tên gọi rất khó dịch cho thật chính xác sang tiếng Việt, tượng trưng cho các thói hư tật xấu của con người. Virgilio tượng trưng cho sự sáng suốt ở trần thế (triết học, khoa học…); Beatrice tượng trưng cho sự sáng suốt ở thượng giới, có thể chi phối sự sáng suốt ở hạ giới. Ngay các hình phạt dưới Địa ngục cũng có ý nghĩa biểu tượng nhất định, những tên bạo chúa lội bì bõm trong biển máu sôi sục; những tên cho vay nặng lãi phải mang ở cổ những túi tiền nặng chĩu; nhũng kẻ đam mê sắc dục bị cuốn quay cuồng trong gió lốc; những nhà tiên tri chuyên khoác lác là biết hết mọi chuyện tương lai ở phía trước, thì đầu bị bẻ ngoặt về phía sau… Nhưng nếu như Thần khúc chỉ là một cuốn sách rao giảng các giáo lý Thiên chúa giáo theo phương pháp biểu tượng, vừa cầu kỳ, khó hiểu, vừa công thức, khô khan thì nó đã không thể chinh phục, quyến rũ được các thế hệ người đọc trên thế giới như thực tế lịch sử đã chứng tỏ.
Ngày nay nhắc đến Thần khúc, người Ý vẫn thường bộc lộ một thái độ vừa tự hào, vừa “kính nhi viễn chi”, tuy vậy họ vẫn có thể đọc thuộc lòng một vài trích đoạn. Tháng 9 năm 2002, tại lễ kỷ niệm lần thứ 681 ngày mất của Đantê ở Ravenna mà bản thân tôi có được tham dự, một nữ giáo viên người Ý, 45 tuổi, tên là Silvana Bedodi, đã biểu diễn năng lực có thể đọc thuộc lòng toàn bộ Thần khúc trên 14 ngàn câu! Một người nào đó chỉ cần đọc một câu bất kỳ trong tác phấm là bà có thể đọc lầu lầu các câu tiếp theo, không hề ngắc ngứ hoặc sai sót.
Ấn tượng về Thần khúc vẫn thường trực trong tâm trí người Ý. Đi thăm chùa Láng (Hà Nội) thoạt thấy những tượng đắp nổi trên tường mô tả các cảnh trừng phạt dưới Địa ngục, một khách du lịch Ý bất giác kêu lên: “Đây là minh hoạ Thần khúc của Đantê!”. Pierre Abraham trong số tạp chí Châu Âu tháng 9 và 10 năm 1965, kỷ niệm Đantê, đã thuật lại chuyện một đại uý pháo binh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), ngay giữa lúc trận chiến căng thẳng, vẫn ung dung đọc Thần khúc bằng tiếng Ý. Ngày nay ở Italia, Thần khúc vẫn được giảng dạy trong nhà trường, từ trường học đến đại học. Hội nghiên cứu về Đantê ở Firenze, quê hương của Đantê, hàng năm vẫn tổ chức việc đọc và phân tích Thần khúc trước đông đảo công chúng. Người ta cũng tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm tác phẩm của Đantê. Trung tâm giao lưu văn hoá của thành phố Ravenna, nơi có phần mộ của Đantê, hàng năm vào tháng 9, kỷ niệm ngày mất của Đantê, lại tổ chức giới thiệu các bản dịch Thần khúc sang tiếng nước ngoài mới xuất hiện trên thế giới.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment