Tải Sách Những Đỉnh Cao Chỉ Huy
Tác giả : Daniel Yergin – Joshep Stanislaw
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Những Đỉnh Cao Chỉ Huy Cuộc Chiến Vì Nền Kinh Tế Thế Giới
Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay cũng là một công trình được viết trong nỗi ám ảnh của sự giày vò đó. Nó cũng bàn về vấn đề “nhà nước – thị trường”. Như hàng ngàn cuốn sách khác, nó bàn về một trong những vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất, gây nhiều “phiền hà” nhất, do đó, cũng là thú vị nhất của lịch sử phát triển nhân loại.
Nhưng dù là bàn về một chủ đề “xưa cũ”, đây vẫn là một cuốn sách đáng đọc vì giá trị xuyên suốt lịch sử vấn đề, vì sự mổ xẻ kỹ càng bản chất vấn đề từ các chiều cạnh khác nhau của nó, đáng đọc vì tính mục đích và tính định hướng tương lai của cuốn sách. Tựa đề cuốn sách: Những đỉnh cao chỉ huy: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới – đã bao hàm những giá trị đó. Đọc một cuốn sách có độ dày hơn 800 trang, trong thời đại mà “văn hóa nghe nhìn” đang lấn lướt “văn hóa đọc hiểu”, lại về một chủ đề không mới, quả thật là mạo hiểm. Nhưng khi đã cầm cuốn sách và đọc nó, mọi người sẽ thấy ngay từ trang đầu tiên rằng đó là một sự mạo hiểm đáng giá. Hơn 800 trang là độ dày
cần thiết và có thể chấp nhận. Đọc từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng của cuốn sách, điều ta cảm nhận được sẽ là một bức tranh toàn cảnh đủ chân thực, rất phong phú và sinh động về lịch sử phát triển của loài người trong suốt thế kỷ XX, một thế kỷ biến động nhất của lịch sử, được dựng lên xuyên qua một cái trục quan trọng bậc nhất của nó là trục nhà nước – thị trường.
Như chính các tác giả viết, cuốn sách có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi lớn của lịch sử hiện đại: “Tại sao phải chuyển sang cơ chế thị trường? Tại sao và như thế nào mà sự chuyển đổi từ kỷ nguyên, trong đó, chính phủ các quốc gia luôn tìm cách nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế nhà nước sang kỷ nguyên với những ý tưởng về cạnh tranh, mở cửa, tư nhân hóa và bãi bỏ các phép tắc đã và đang thống trị tư tưởng kinh tế thế giới? Liệu những thay đổi này có phải là không thể đảo ngược? Chúng có phải là một phần của quá trình phát triển và tiến hóa liên tục? Hơn thế nữa kết quả và viễn cảnh chính trị, xã hội, kinh tế của sự thay đổi căn bản này trong mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường là gì?”
Giải thích thêm cho việc lựa chọn những câu hỏi đó, cũng là để xác định một cách tiếp cận đến các câu trả lời, các tác giả cho rằng “ranh giới giữa chính phủ và thị trường không thể được phân định dứt khoát bởi một số cuộc hội thảo ôn hòa. Đây là chủ đề của các cuộc chiến lớn nhỏ về trí tuệ và chính trị trong suốt một thế kỷ. Các cuộc chiến nói chung đã tạo nên một trong những vở kịch lớn định hình thế kỷ XX. Ngày nay, mâu thuẫn giữa thị trường và sự kiểm soát của chính phủ đã trở nên sâu rộng đến mức đang làm thay đổi cả thế giới và làm nền cho thế kỷ XXI”.
Theo cách tiếp cận như vậy, cuốn sách chính luận này làm một cuộc khảo sát lại lịch sử tiến triển, cũng là sự thăng trầm, của các “đỉnh cao chỉ huy” trong sự giằng co nhà nước – thị trường, giúp nhận diện rõ hơn thực chất lý luận của quá trình này. Chúng ta sẽ tìm thấy qua các chương của cuốn sách những diện mạo khác nhau của nhà nước và thị trường. Đó là những diện mạo khác nhau trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, giữa các hệ thống chính trị – xã hội, giữa các châu lục với các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, giữa các trường phái khác nhau. Chân dung lịch sử của nhà nước, cũng như của thị trường, được cuốn sách vẽ lại từ nhiều chiều cạnh, góc độ và trong mối tương quan so sánh.
Cuốn sách đáng trân trọng vì nó cung cấp một cái nhìn khách quan và công bằng về lịch sử, về một đối tượng có tầm quan trọng sống còn của lịch sử, về một mối quan hệ có một số phận rất thăng trầm, dễ bị phán xét một cách phiến diện, thiên lệch, theo kiểu “giậu đổ bìm leo”. Nhà nước và mối quan hệ nhà nước – thị trường trong đa số trường hợp, cho đến nay vẫn thường là “nạn nhân” của sự phán xét như vậy.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment