Sách Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên PDF/Ebook

Sách Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên PDF/Ebook

Sách Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên PDF/Ebook

Tải sách Miễn Phí

 pdf

Nội dung sách Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên

Học ngoại ngữ cũng là một môn thể thao. Một gã tham gia đội đấu kiếm ở trường chỉ để trốn lớp thể dục như tôi mà bàn về thể thao, vẻ cũng nực cười.

Nhưng nói gì đi nữa, việc tấn công đối phương bằng vũ khí đầu nhọn và học ngoại ngữ có khá nhiều điểm tương đồng. Mục tiêu của bạn trong môn đấu kiếm là tự động “đâm” trúng đối thủ. Bạn bỏ công ghi nhớ tên vũ khí cùng cách chơi, luyện tập thuần thục từ dáng đứng, thế phòng thủ, thế phản công, thế bổ nhào.

Cuối cùng, bạn vào cuộc, chờ đến thời khắc thăng hoa quên đi hết thảy: Bạn vung kiếm lên, gạt phăng đường kiếm đến, và đâm thẳng vào ngực đối phương.

Ghi điểm!

Bạn muốn lại gần người lạ, quên hết mọi quy tắc ngữ pháp và bất giác bật lời. Chuyện có vẻ xa vời bởi ngôn ngữ không hề đơn giản. Nhưng thật ra, chỗ “khó” không nằm ở bản thân ngôn ngữ bởi bất kể tay ngốc nghếch nào cũng có thể thành thạo thứ tiếng cha sinh mẹ đẻ từ khi còn nhỏ. “Khó” ở chỗ là chọn được cách học phù hợp giữa đời sống tất bật thường ngày.

Là một ca sĩ opera, tôi cần phải học tiếng Đức, Ý, Pháp và Nga. Cuốn sách này được đúc kết từ những năm tháng học ngoại ngữ ấy. Phương pháp học của tôi là kết quả của nỗi ám ảnh liên tục cải tiến, tìm tòi, rồi cải tiến. Dần dà, bộ đồ nghề học ngoại ngữ của tôi đã trở thành cỗ máy trơn tru, biến khung giờ cố định mỗi ngày thành hiệu quả học tập rõ rệt và liên tục. Tôi hy vọng những điều mình chia sẻ sẽ đưa bạn đến với thế giới kỳ lạ của việc học ngoại ngữ. Bạn sẽ hiểu rõ hơn cách não bộ làm việc. Và bạn sẽ học được cách nói một ngôn ngữ khác.

ĐIỂM BẮT ĐẦU

Tôi nhớ mãi một khoảnh khắc ở Viên vào năm 2012. Khi ấy, tôi đang trở về nhà sau buổi diễn thì một đồng nghiệp người Nga bước tới. Trước giờ, chúng tôi vẫn chào hỏi xã giao nhau tiếng bằng tiếng Đức. Và rồi tôi bất ngờ thông báo bằng một câu tiếng Nga: “Cậu biết không, tớ nói được tiếng Nga rồi đấy.”

Bạn tôi ngây người, miệng há hốc. Cô ấy lắp bắp: “Cái gì? Khi nào? Làm thế nào vậy?” rồi chúng tôi say sưa nói chuyện bằng tiếng Nga, về việc học ngoại ngữ, cuộc sống và những thứ giao thoa giữa chúng.

Thời đầu học ngoại ngữ của tôi thì chẳng có gì đáng nói. Tôi từng học bảy năm ở một trường Do Thái. Chúng tôi hát hò, học bảng chữ cái Hebrew, thắp rất nhiều nến, uống rất nhiều nước quả và không vào đầu được là bao. À, trừ bảng chữ cái, riêng bảng chữ cái đó thì tôi thuộc nằm lòng.

Hồi cấp ba, tôi rất mết cô giáo Nowakowsky dạy tiếng Nga. Cô thông minh, xinh đẹp, có một cái tên rất Nga, và tôi thì làm theo mọi thứ cô yêu cầu. Năm năm sau, tôi học được một vài cụm từ, nhớ được vài bài thơ và dùng thạo bảng chữ cái. Giờ nhìn lại, tôi thấy có gì không ổn. Tại sao tôi chỉ nhớ được bảng chữ cái? Tại sao những thứ khác lại quá khó thế?

Tháng Sáu năm 2004, khi khóa đào tạo toàn phần bằng tiếng Đức cho các ca sĩ opera tại Vermont khai giảng, tôi mới là một kỹ sư đam mê ca hát. Đam mê đó đòi hỏi tôi phải biết tiếng Đức, Pháp và Ý cơ bản. Giờ chỉ còn cách nhảy xuống bể để học bơi. Tôi phải ký cam kết chỉ dùng tiếng Đức trong bảy tuần tiếp theo, nếu vi phạm sẽ bị đuổi học và không hoàn lại học phí. Đó có vẻ là quyết định thiếu khôn ngoan, bởi bấy giờ tôi còn không biết một chữ tiếng Đức bẻ đôi.

Tôi vẫn liều lĩnh ký. Vài học sinh trình độ cao hơn tiến lại làm quen: “Hallo!”

Tôi nhìn họ giây lát rồi đáp lại: “Hallo!” Và chúng tôi bắt tay nhau.

Năm tuần sau đó, tôi tự tin hát tiếng Đức trong lớp diễn xuất. Tôi tìm một góc kín đáo trong sân trường, bí mật gọi điện cho bạn gái và thì thầm bằng tiếng Anh: “Anh sắp trở thành ca sĩ opera rồi.” Vào ngày hôm đó, tôi quyết định sẽ phải thành thạo tất cả ngôn ngữ mà sự nghiệp mới yêu cầu. Tôi quay trở lại Đại học Middlebury ở Vermont và học thành thạo tiếng Đức. Rồi tôi chuyển đến Áo để học lấy bằng thạc sĩ. Trong thời gian ở châu Âu vào năm 2008, tôi ghé tới vùng Perugia (Ý) để học tiếng Ý. Hai năm sau, tôi đã có một vụ… gian lận.

KẺ GIAN LẬN ĐÔI KHI LẠI THÀNH CÔNG: BA CHÌA KHÓA

QUAN TRỌNG ĐỂ HỌC NGOẠI NGỮ

Cuốn sách này sẽ chẳng ra đời nếu tôi không gian lận trong một bài kiểm tra tiếng Pháp. Dẫu chẳng đáng tự hào gì, nhưng sự thật là thế. Chuyện là trường ngoại ngữ Middlebury đào tạo năm trình độ: sơ cấp, sơ cấp “giả” – cho người từng học nhưng đã quên gần hết, trung cấp, cao cấp và thành thạo. Bấy giờ, tôi đang ở trình độ sơ cấp, nhưng vì từng học một thứ tiếng gốc Rôman, nên tôi muốn học lớp sơ cấp “giả”. Do vậy, lúc làm bài kiểm tra đầu vào trực tuyến, tôi đã sử dụng Google Dịch và một số trang web về ngữ pháp.

Một tháng sau, tôi nhận được kết quả vượt quá mong muốn. “Chào mừng đến với khóa học! Bạn đã được xếp vào lớp trình độ trung cấp!” Thôi xong! Giờ tôi có ba tháng để học một lượng tiếng Pháp tương đương với một năm, nếu không muốn trông như thằng ngốc ở bài phỏng vấn đầu vào. Trong bài thi này, không có chỗ cho những trò ma mãnh. Bạn ngồi trong phòng với một người Pháp, thao thao bất tuyệt suốt 15 phút về cuộc sống, và nhận kết quả xếp lớp cuối cùng. Hoặc bạn nói được tiếng Pháp, hoặc khua khoắng tay chân với bộ dạng mỉa mai của anh hề câm hạng hai trên đất Paris.

Vì đang học thạc sĩ ngành opera và ca khúc nghệ thuật, nên tôi chỉ rảnh một giờ mỗi ngày trên tàu điện ngầm và toàn bộ các Chủ nhật. Tôi xới tung Internet để tìm cách học ngoại ngữ nhanh nhất. Tôi bất ngờ nhận ra: Có vô số công cụ hiệu quả học ngoại ngữ, nhưng không có chương trình nào kết hợp chúng với nhau.

Tôi thu thập được ba chìa khóa quan trọng:
1. Học phát âm trước
2. Không dịch
3. Dùng hệ thống nhắc lại cách quãng

Chìa khóa đầu tiên, học phát âm trước (phương pháp phổ biến của quân đội và giáo sĩ Mormon), được đúc kết từ những năm tháng học nhạc. Ca sĩ thường phải học phát âm trước, bởi họ cần hát trước khi hiểu lời bài hát. Đôi tai của
chúng tôi quen dần với âm thanh, từ đó việc tích lũy từ vựng, nghe hiểu và nói bằng ngoại ngữ diễn ra nhanh hơn. Và tự nhiên, chúng tôi có được ngữ điệu cực chuẩn.

Chìa khóa thứ hai, không dịch, được rút ra từ thời tôi học ở trường ngoại ngữ Middlebury. Người mới bắt đầu học có thể bỏ qua công đoạn dịch. Đây là bước quan trọng để tiến tới tư duy bằng ngoại ngữ, giúp cho việc học trở nên khả
thi. Đây chính là sai lầm chết người của tôi khi học tiếng Hebrew và tiếng Nga: luyện kỹ năng dịch thay vì kỹ năng nói. Bằng cách tạm thời không sử dụng tiếng mẹ đẻ, tôi có thể luyện nói thành thạo thay vì giải mã từng từ một.

Chìa khóa thứ ba, sử dụng hệ thống nhắc lại cách quãng (Spaced Repetition Systems − SRSs), đến từ các blog học ngoại ngữ và các nhà phát triển phần mềm.

Hệ thống nhắc lại cách quãng là thẻ “tăng cường”. Căn cứ vào những gì bạn nhập vào, hệ thống sẽ xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho bạn, “đẩy” thông tin vào sâu trong trí nhớ dài hạn của bạn. Mặc dù là công cụ tối đa hóa trí nhớ nhưng chúng vẫn ít được biết đến.

Trên Internet, số người áp dụng hệ thống nhắc lại cách quãng ngày càng tăng, nhưng chỉ dùng để ghi nhớ phần dịch nghĩa. Ngược lại, những nơi ủng hộ “không dịch” như Middlebury hay Berlitz lại áp dụng phương pháp học tập khá lỗi thời, không tận dụng được các công cụ số hóa như hệ thống nhắc lại cách quãng. Trong khi đó, gần như chỉ có ca sĩ nhạc thính phòng và giáo sĩ Mormon chú trọng học phát âm.

Tôi quyết định kết hợp tất cả các công cụ này. Tôi dùng phần mềm hỗ trợ ghi nhớ trên điện thoại thông minh để “nạp” tiếng Pháp vào đầu, và đảm bảo không có từ tiếng Anh nào trên thẻ học. Tôi bắt đầu làm thẻ quy tắc phát âm, chèn cơ số tranh ảnh minh họa cho danh từ và một số động từ, xây dựng dần định nghĩa đơn giản bằng tiếng Pháp cho những từ trừu tượng. Đến tháng Sáu, tranh thủ một giờ mỗi ngày trên tàu điện ngầm, tôi đã học được 3.000 từ và chủ điểm ngữ pháp. Tới Middlebury, tôi ngồi đợi trong một căn phòng, chờ đến lượt. Vòng phỏng vấn đầu vào lần này nhằm kiểm tra xem tôi có giở trò ma mãnh gì ở bài thi trực tuyến không. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment