Quốc Văn Chu Giải Diễn Dịch PDF/Ebook/Epub/Mobi

Quốc Văn Chu Giải Diễn Dịch PDF/Ebook/Epub/Mobi

Tải sách Quốc Văn Chu Giải Diễn Dịch PDF/Ebook/Epub/Mobi

Tác giả : Phan Bội Châu – Sào Nam

Tải sách Miễn Phí

epub pdf mobi

Nội dung sách Quốc Văn Chu Giải Diễn Dịch

Đây là một công trình biên khảo khá đồ sộ và có giá trị lớn của Phan Bội Châu trong những năm cuối đời, khi Cụ sống ở Bến Ngự (Huế). Phan Bội Châu thật đã không bỏ phí một khoảnh khắc thời gian nào của cảnh sống “vô liêu” lúc bấy giờ để sống một cách có ích nhất, như là một học giả uyên bác, một nhà tư tưởng tầm cỡ của thời đại. Cụ đã dồn hết sức lực và tâm huyết để nghiên cứu thêm, giải thích lại một số thành tựu vĩ đại của văn hóa phương Đông dành cho các thê hệ con cháu mai sau:

– Bộ Kinh Dịch (Chu Dịch Quốc văn Diễn Giải).

– Học thuyết của Khổng Tử (Khổng Học Đăng).

– Tư tưởng triết học Phật giáo (Phật Học Đăng), v.v.

Cụ nghiên cứu Kinh Dịch và hoàn thành việc biên khảo hộ sách này với hơn 1.000 trang bản thảo, rồi cho chép tay làm 3 bản “chữ quốc ngữ”, mỗi bản chép trên khoảng 30 quyển vở giấy học sinh loại 48 trang (giấy kẻ ngang khổ 15 x 22 cm). Những bộ bản thảo “gốc” này giao cho người thân của Cụ cất giữ. Sau đó, cuối năm 1937 trên một mặt báo Tiếng Dân (số phụ trương Chủ Nhật), cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có bài giới thiệu “quảng cáo” về bộ sách này: “… trước hết viết mấy lời tỏ cùng đồng bào ta, biết nhà Hán học ta có người học được thâm thúy, đủ trí thức mà phát triển được những học thuyết của thánh triết xưa, để cống hiến cho kẻ hậu học, sau xin đăng bài Tựa của người làm bản sách Chu Dịch Quốc Văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự ấn hành xin dợi ngày khác”, nhưng rồi bộ sách này cũng không có điều kiện xuất bản khi Cụ Phan còn sống.

Năm 1943, ở trong Nam xuất bản cuốn sách của Phan Văn Hùm nhan đề Vương Dương Minh,người ta đọc thấy, lần đầu tiên có trích dẫn một số đoạn của bộ Quốc Văn Diễn Giải. Có chỗ tác giả chép lại cả một mục đề “Vương Học ở Nhật Bản” rút từ bộ sách trên để thuyết minh cho luận điểm của mình. Không rõ Phan Văn Hùm có giữ một “bản thảo gốc” nào của bộ Quốc Văn Diễn Giải và đến nay bản ấy có còn nữa không?

Nhưng toàn văn bản thảo của bộ sách này thì mãi đến năm 1967, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Phan Bội Châu, chúng tôi mới phát hiện được một phần: 16 tập trong tổng số 30 tập tại kho lưu trữ tư liệu của Ti Văn Hóa Nghệ An. Hồi đó, chúng tôi đã “thông báo” trên báo Nhân Dân số ra ngày 29-12-1967. Sau đó, tìm hiểu kĩ thì biết xuất xứ của bộ bản thảo gốc này là do ông Nguyễn Văn Yêm (thường gọi là Thầy Em), là người cháu gọi Cụ Phan bằng cậu, nguyên là học trò của Cụ những năm 1934-1938 tại Bến Ngự, được Cụ giao cho cất giữ một trong ba bộ “bản thảo gốc”. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông Nguyễn Văn Yêm đã đem tặng lại cơ quan văn hóa của tỉnh Nghệ An cùng với một số tác phẩm khác của Phan Bội Châu, nhưng qua thời gian, bộ bản thảo này đã bị thất lạc mất một số.

Đồng thời với sự phát hiện trên  Nghệ An thì tại Huế, trong cuộc triển lãm các hiện vật và tác phẩm cùa Phan Bội Châu nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Cụ được tổ chức tại Viện Đại Học Huế cuối năm 1967, gia đình ông Tống Châu Phu (ở tòa Khâm Thiên Giám, Thành Nội, Huế) cũng gửi đến Ban Tổ Chức Triển Lãm một tập “bản thảo” Chu Dịch được sao chép lại rất công phu, trang trọng từ một bản thảo gốc do gia đình ông Phan Nghi Đệ (con trai của Cụ Phan sống ở Huế) cho mượn.

Tập sách này chép tay chữ rất đẹp trên khổ giấy đôi, đóng bìa cứng, mạ vàng, đựng trong một hộp gỗ, rất hấp dẫn mọi người. ít lâu sau, năm 1969, Nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn đã sử dụng chính bản chép tay này của ông Tống Châu Phu để xuất bản thành 2 tập sách dày 1.224 trang khổ 14 x 20 cm lấy nhan đề là Chu Dịch và không ghi xuất xứ văn bản. Như vậy là đến năm 1969, đông đảo bạn đọc mới được tiếp xúc với bộ sách quý này, nhưng nội dung tác phẩm này vẫn còn bị thiếu mất 4 chương, mà theo chúng tôi đến nay, cũng thật khó lòng “bổ khuyết” nếu chúng ta không tìm thấy một “bản thảo gốc đầy đủ hơn. Còn bàn thảo ở gia đình ông Phan Nghi Đệ đến nay cùng thất lạc mất rồi. Dù sao thì bản của Khai Trí vẫn là bản tương tối đầy đủ nhất. Đôi chiếu với “bản thảo gốc” ở Nghệ An (phần còn lại) không có gì sai biệt đáng kể.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment