Tải sách Kinh Tế Học Và Tri Thức
Tác giả : Freidrich A. von Hayek
Tải sách Miễn Phí
Nội dung sách Kinh Tế Học Và Tri Thức
Sự mơ hồ của tiêu đề bài báo này không phải là vô tình. Dĩ nhiên chủ đề chính của nó là vai trò mà các giả thiết và định đề về tri thức do các thành viên khác nhau trong xã hội sở hữu trong phân tích kinh tế. Nhưng không có nghĩa điều này không hề liên can gì tới một câu hỏi khác có thể được bàn luận với cùng tiêu đề, câu hỏi ở chừng mực nào phân tích kinh tế hình thức truyền tải một lượng tri thức nào đó về cái xảy ra trong thế giới thực.
Thực ra, luận điểm chính của tôi sẽ là những định đề hình thức (tautologies), mà nhất thiết phải sử dụng trong phân tích cân bằng hình thức trong kinh tế học, có thể chuyển đổi được thành các định đề mà sẽ cho chúng ta biết một cái gì đó về quan hệ nhân quả trong thế giới thực chỉ khi chúng ta có khả năng thổi đầy những định đề hình thức đó bằng các mệnh đề xác định về cách thức tiếp thu và truyền đạt tri thức. Nói ngắn ngọn, tôi sẽ cho rằng yếu tố thực nghiệm trong lý thuyết kinh tế – phần duy nhất liên quan không chỉ đơn thuần tới các ngụ ý mà tới các nguyên nhân và kết quả và do vậy dẫn tới kết luận cho phép kiểm chứng ở một mức độ nào đó trên nguyên tắc – chứa đựng các định đề về sự tiếp thu tri thức.
Có lẽ tôi nên bắt đầu bằng cách nhắc lại cho các bạn một thực tế thú vị là rất nhiều các cố gắng gần đây ở các lĩnh vực khác nhau nhằm đưa việc nghiên cứu lý thuyết xa hơn phạm vi phân tích cân bằng truyền thống đã nhanh chóng dẫn đến câu trả lời về sự cần thiết phải quay trở lại một câu hỏi mà nếu không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ của tôi thì ít nhất cũng là một phần của nó, câu hỏi về viễn tuệ (foresight). Tôi nghĩ, cũng như những người khác, lý thuyết về rủi ro là lĩnh vực đầu tiên thu hút rộng rãi việc tranh luận về các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Công trình nghiên cứu của Frank H. Knight trong lĩnh vực này có lẽ là một kích thích có ảnh hưởng sâu sắc vượt ra ngoài phạm vi chuyên ngành của nó.
Không lâu sau đó các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ đã thể hiện vai trò nền tảng đối với lời giải đáp cho các vấn đề hóc búa về lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo, các vấn đề về lưỡng độc quyền và độc quyền. Và từ đó ngày càng hiển nhiên là các giả thiết về viễn tuệ và “những phỏng đoán” đóng vai trò quan trọng không kém trong nghiên cứu về các vần đề “động” (dynamic) liên quan tới tiền tệ và dao động ngành (industrial fluctuations) và cụ thể những khái niệm đã được đưa vào trong các lĩnh vực này từ sự phân tích cân bằng hình thức, như những cái về mức lãi suất cân bằng, có thể được định nghĩa chính xác chỉ với sự hiện diện của các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Tình huống ở đây có lẽ là, trước khi có thể giải thích tại sao con người phạm sai lầm, chúng ta trước tiên phải giải thích tại sao họ nên luôn luôn đúng.
Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài
Leave a Comment