Tải sách Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993 – Di Cảo Ebook/Epub/PDF

Tap-But-Nam-Qui-Dau-1993---Di-CaoSách Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993 – Di Cảo

Tác giả : Vương Hồng Sển

Tải sách Miễn Phí

mobiepub

 

Nội dung sách Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993

CẢM ĐỀ – CHƯA CHI TẾT ĐÃ ĐẾN, THÀNH PHỐ RỘN RỰC ĐÓN XUÂN

Ở đây, mùa mưa đã thấy trổ mòi dứt sớm. Nhưng tại sao miền Trung thì lũ lụt bão tố, sập nhà sập cửa, còn trong Nam, diên hải[1] Long Phú (Sốc Trăng), Vĩnh Châu (Bạc Liêu) lại bị Sóng Thần làm cho ao nuôi cá thì cá thoát sạch khỏi ao, ruộng lúa, lúa vừa trổ, thì nước hốt không còn một cọng, rẫy dưa tiêu điều, rẫy mía mất xác, nhà lá bay mất nóc, ghe câu trôi mất dạng, đàn bà khóc chồng, trẻ con khóc cha; trên nầy, thành phố lập sổ quyên cứu giúp người mắc nạn miền Trung, nhưng tỉnh nhỏ Sốc Trăng là nơi nhau rún, lại nghe tin làm lễ tưng bừng đua ghe ngo, ăn cốm giẹp đầu mùa, và chỉ thấy báo trên nầy viết sai địa danh chỗ bị Sóng Thần là vùng cửa Trần Đề (và theo tôi, tin nơi sách cú Trương Vĩnh Ký, sông Hậu có cửa Định An và cửa Trần Đề, và chính cửa Trấn Di nầy, nay viết sai là Trần Đề, vô nghĩa).

Xỉn hỏi, biết đua ghe đưa nước về nguồn, nhưng nhà chức trách địa phương, có nhớ chăng Sóng Thần khủng khiếp?

Giữa lúc ấy, nhộn nhịp in lịch năm Quí Dậu, lo tranh bán cho kịp lúc, và đã có nhà hấp tấp in sai, lệch không dùng được, hoang phí nghe đâu hơn trăm triệu, hao giấy hao tiền, ai chịu cho đây?

Và Tết cứ đến. Khi trẻ, ham Tết bao nhiêu, đêm không ngủ chờ mau được chơi pháo, và khi già, sợ Tết bấy nhiêu, không phải sợ cái chết đâu, nhưng vẫn sợ: sợ trách nhiệm thi phải được đỗ, sợ bổn phận làm Người, làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, đến khi già cúp hàm thiếc, lại sợ không tiền lì xì cho cháu, và nhớ đứa con bất hiếu, trót mấy năm lánh mặt, già nầy ấm lạnh, B., mầy nào hay, tệ chi vậy?

Nhớ năm Dậu 1713 đời Gia Long, Tiên Điền đi sứ sang Trung quốc đem về bộ chén trà Mai Hạc, và vừa rồi, năm Nhâm Thân (1992) xui xẻo, đứa trẻ nuôi trong nhà biến tâm, đã ăn cắp trọn những dĩa, chén, tô kiểu chữ “Cũ” viết đơn (Nhựt gạch thêm 1 nét, ngày đã qua), chữ “Cũ” viết kép (viết chữ Nhựt, thêm chữ Cựu), và nào kiểu Mai- Hạc có câu: ”Hàn mai xuân tín tảo, Tiên hạc tháo vi đầu” (chịu lạnh, Mai sớm báo tin Xuân; đứng đầu, Hạc đem tin sớm), hóa ra người Tàu vẽ Mai-Hạc, bắt chước người Nam, nhưng Mai và Hạc vẫn bay mất dạng nơi nhà họ Vương, cũng như mấy dĩa trà khác cũng bay mất luôn với câu Hán xấc: “Thả liễm xung thiên vỏ,… Lĩnh Nam chi”, (tạm dịch lẹ, cao ngất vùng Lĩnh Nam, phóng cao bay thấu trời), nhưng than ôi, nhắc lại thêm đau lòng. Và vừa rồi, trong tháng sáu mùa thu Nhâm Thân, một bạn trẻ chơi đồ cổ, bị mắc còng li tiếc và cũng may, nay có tin đã được về nhà, chung qui cũng vì đồ cổ, có món hên đem vui đến cho mình, và có món hệ, mình vì món ấy có khi bị nạn, và tôi tự giải nghĩa, hoặc món ấy quá quí, người người đều thèm, ông tướng cầm quyền muốn thì lấy món ấy nạp-dưng chuộc đứa con khỏi đi quân dịch, hoặc nhắc lại đây một chuyện vặt Cố Trầu[2] khi muốn một bộ ghế tràng kỷ đẹp, thì chủ bộ ghế ở Huế, vừa bị mất ghế mà vừa hư hao sản nghiệp cũng vì Cố Trầu đã muốn mà người chủ tiếc của chậm nạp-dưng, một lẽ khác dễ hiểu là nếu người chơi nhưng đức bạc, thì cố nhiên khó giữ món quá quí kia, và tôi mảng tam hoàng cuốc chí, hóa ba lăng nhăng, suýt lạc đề, tóm lại, một khi đã mất của, thà để của ra đi đừng tiếc, và người Tàu, cao kiến nhứt, đã từng khuyên “thà hao tài hơn là uổng mạng” và “thà mất sạch mà làm lại, hơn là cố trì để hại thân”.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment