Tải sách Hãy Nghĩ Tới Một Con Số Ebook PDF/Epub

Sách Hãy Nghĩ Tới Một Con Số

Tác giả : John Verdon
Thể Loại : Trinh Thám – Hình Sự

Tải sách Miễn Phí

epubpdf

Nội dung sách Hãy Nghĩ Tới Một Con Số

Xác suất để ai đó đoán được con số bạn chọn là bao nhiêu? 0,001

Vậy điều gì có thể khiến tên sát thủ có thể đoán trúng con số nạn nhân lựa chọn? Hắn ta có thuật đọc tâm hay là một con người hiểu rõ nạn nhân của mình đến từng suy nghĩ? Những lời đe dọa về những sai lầm từ quá khứ, những vụ án giết người đầy tỉ mỉ và đáng kinh ngạc. Chỉ vật thôi cũng đã đủ hứa hẹn một chuyến phưu lưu đầy kích thích cho độc giả.

Thám tử chính trong đây là Dave Gurney, ông được một người bạn gần hai chục năm không gặp nhờ cậu để giải đáp sự đáng sợ kì lạ về bức thư nhận được. Một kẻ nào đó đã gửi thư cho Mellery, trong đó gã ta đoán đúng con số mà ông ta nghĩ tới. Và Dave bị cuốn vào trong vụ án kì lạ này.

Hãy nghĩ tới một con số, thỏa mãn người đọc về chất suy luận trong đó. Có nhiều điều kì lạ không thể giải thích được, không ngờ lại đơn giản đến thế. Giống như một bài toán đó vật, đáp án thì luôn dễ hơn đề bài.

PHẦN I
KÍ ỨC CHẾT NGƯỜI

Môn Nghệ Thuật Của Cảnh Sát

Ai cũng nói Jason Strunk là một gã tầm thường, một gã xoàng xĩnh
chừng ba mươi tuổi, gần như vô hình với hàng xóm – mà xem ra cũng vô
âm vô thanh nữa, bởi lẽ chẳng một ai nhớ nổi chuyện cụ thể nào mà gã đã
từng nói. Họ thậm chí còn không chắc là gã có từng mở miệng ra nói điều
gì hay không nữa. Chắc gã cũng có gật gù, có chào hỏi, có lẩm bẩm một hai
tiếng gì đó. Rất khó nói chính xác.
Vì vậy mà như một lẽ tự nhiên, thoạt đầu ai cũng thể hiện sự kinh ngạc,
thậm chí là bán tín bán nghi, khi biết được nỗi ám ảnh thôi thúc gã giết
những người đàn ông trung niên có ria mép và cách phi tang ghê tởm có
một không hai của gã: cắt xác thành nhiều khúc gọn ghẽ, bọc lòe loẹt rồi
gửi đến cảnh sát địa phương làm quà Giáng sinh.
Dave Gurney chăm chú nhìn khuôn mặt điềm tĩnh không chút sắc thái
của Jason Strunk – thật ra là ảnh nhận diện của Jason Strunk lưu trong hồ
sơ gốc ở trại tạm giam – đang đáp trả anh bằng cái nhìn chòng chọc từ màn
hình máy tính. Bức ảnh được phóng lớn bằng kích cỡ khuôn mặt thật, và ở
chỗ mép màn hình xung quanh ảnh là những biểu tượng công cụ của một
chương trình chỉnh sửa ảnh mà Gurney đang dần sử dụng thành thục.
Anh đưa một công cụ điều chỉnh độ sáng trên màn hình tới mống mắt
phải của Strunk, nhấp chuột, rồi xem xét phần ảnh đặc tả vừa tạo được.
Tốt hơn, nhưng vẫn chưa đúng.
Đôi mắt luôn là phần khó điều chỉnh nhất – thực ra là cả mắt và miệng
– nhưng chúng cũng luôn là mấu chốt. Đôi khi anh phải thử nghiệm trong
nhiều giờ với vị trí và cường độ sáng của một vùng đặc tả rất nhỏ, mà thậm
chí có như vậy anh cũng không chắc có thu được bức ảnh cuối như mong
muốn, đạt yêu cầu để cho Sonya xem hay không, huống hồ là Madeleine.
Mấu chốt của đôi mắt nằm ở chỗ, hơn bất kỳ thứ gì khác, chúng lột tả
được sự căng thẳng, sự mâu thuẫn – sự khô khan lầm lì pha chút tàn bạo
mà Gurney thường thấy ở bộ mặt những kẻ sát nhân mà anh từng có cơ hội
tiếp xúc.
Trước đây anh đã chỉnh đúng được nét mặt bằng cách kiên nhẫn thao
tác trên ảnh nhận diện của Jorge Kunzman (gã nhân viên kho của
Walmart luôn để đầu người hò hẹn cuối cùng với hắn trong tủ lạnh chờ
đầu mới thay thế). Anh rất hài lòng với kết quả này, vì kèm theo cảm giác
gần gũi đáng sợ được truyền tải trong bức ảnh ấy là sự trống rỗng đen thẫm
ẩn náu dưới vẻ mặt chán chường của Kunzman, và phản ứng hào hứng tấm
tắc khen ngợi của Sonya đã củng cố quan điểm của anh. Chính sự tiếp
nhận ấy, cộng với việc tác phẩm bất ngờ được bán cho một nhà sưu tập
thân hữu của Sonya, đã động viên anh cho ra đời chuỗi ảnh chỉnh sửa sáng
tạo hiện đang xuất hiện trong một chương trình có tên ‘Chân dung những
kẻ sát nhân vẽ nên bởi người đã tóm chúng’ trong phòng trưng bày nhỏ
nhưng đắt giá của Sonya ở Ithaca.
Bằng cách nào mà một thám tử vừa nghỉ hưu ở Sở Cảnh sát New York,
hoàn toàn hờ hững với nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thời thượng
nói riêng, ghét cay ghét đắng tai tiếng cá nhân, lại trở thành tâm điểm của
một chương trình hội họa sang trọng được trường đại học và thành phố
phối hợp tổ chức, một chương trình được các nhà phê bình địa phương mô
tả là ‘một sự pha trộn tối tân giữa những bức ảnh thô mộc dã man, sự hiểu
biết tâm lý vững vàng, và thao tác đồ họa bậc thầy’ là một câu hỏi có hai
câu trả lời rất khác nhau: câu trả lời của chính anh và vợ mình.
Về phía anh, mọi chuyện bắt đầu bằng việc Madeleine dỗ ngọt anh đăng
ký học lớp thưởng thức nghệ thuật cùng cô tại viện bảo tàng ở
Cooperstown. Lúc nào cô cũng muốn đưa anh ra ngoài – ra khỏi phòng, ra
khỏi nhà, ra khỏi chính bản thân anh, cứ ra khỏi cái gì đó là được. Anh đã
ngộ ra rằng cách tốt nhất để kiểm soát giờ giấc của mình là sử dụng chiến
thuật nhượng bộ theo chu kỳ. Lớp thưởng thức nghệ thuật là một trong
những nước cờ chiến lược như thế, và mặc dù sợ cảnh phải ngồi suốt cả
buổi, anh vẫn mong nó sẽ làm anh miễn nhiễm với áp lực trong ít nhất
một hai tháng tới. Không phải anh là một kẻ chây lười chỉ biết ngồi trước
màn hình ti vi – ngược lại là đằng khác. Ở tuổi bốn mươi bảy, anh vẫn có
thể hít đất năm mươi lần, lên xà năm mươi lần, và nằm gập bụng năm
mươi lần. Anh chẳng qua không mặn mà với chuyện đi đây đi đó mà thôi.
Tuy nhiên, khóa học hóa ra lại là một điều bất ngờ – thật ra là ba điều.
Thứ nhất, ngược với giả định của anh trước đó rằng thách thức lớn nhất
chính là phải cố tỉnh táo trong lớp, anh nhận ra cô giảng viên Sonya
Reynolds, chủ phòng tranh kiêm họa sĩ nổi tiếng trong vùng, rất cuốn hút.
Cô không đẹp theo cách truyền thống, không đẹp theo kiểu mẫu Catherine
Deneuve Bắc Âu
[1]
. Miệng cô trề quá mức, xương gò má nhô ra quá nhiều,
mũi lại quá nổi bật. Nhưng bằng cách nào đó, những bộ phận không hoàn
hảo này lại hợp thành một tổng thể nổi bật rất riêng qua đôi mắt to màu
xanh lá trộn màu khói sẫm cùng một tác phong hết sức thoải mái và gợi
cảm tự nhiên. Không có nhiều học viên nam trong lớp, chỉ vỏn vẹn sáu
nam trong số hai mươi sáu người tham dự khóa học, nhưng cô thu hút
được toàn bộ sự chú ý của tất cả 6 học viên nam.
Điều bất ngờ thứ hai chính là phản ứng tích cực của anh đối với nội
dung bài học. Vì đây là sở thích đặc biệt của Sonya nên cô dành nhiều thời
gian đáng kể cho môn nghệ thuật bắt nguồn từ nhiếp ảnh – kiểu nhiếp
ảnh qua chỉnh sửa để tạo ra những hình ảnh mạnh mẽ có sức truyền đạt
hơn ảnh gốc.
Điều bất ngờ thứ ba xuất hiện vào tuần thứ ba của khóa học kéo dài
mười hai tuần này, vào cái đêm cô giáo đang hào hứng bình phẩm những
bức ảnh in lụa do một họa sĩ đương đại chế tác từ ảnh chân dung phơi
sáng. Khi săm soi những tấm ảnh này, Gurney chợt nảy ra ý tưởng có thể
tận dụng một nguồn tư liệu khác thường mà mình có cơ hội tiếp cận đặc
biệt để qua đó mang đến một góc nhìn đặc biệt. Ý niệm này thú vị một
cách lạ lẫm. Anh chưa hề mong đợi một khóa học thưởng thức nghệ thuật
lại thú vị đến thế.
Một khi ý niệm ấy đã lóe lên trong đầu – cái ý niệm cải thiện, làm sắc nét,
làm nổi bật ảnh nhận diện của tội phạm, nhất là ảnh của những kẻ giết người,
sao cho chúng lột tả và truyền đạt được bản chất thú tính mà anh đã dành
cả sự nghiệp nghiên cứu, theo đuổi, và đấu trí – thì nó xâm chiếm toàn bộ
suy nghĩ của anh, khiến anh nghĩ ngợi về nó nhiều hơn bản thân chịu thừa
nhận. Suy cho cùng, anh là một người thận trọng có khả năng thấy hai khía
cạnh của mọi câu hỏi, thấy được thiếu sót trong mọi tín điều, và thấy được
cái ngô nghê trong mọi sự hào hứng.
Vào buổi sáng tháng Mười quang đãng hôm ấy, khi Gurney đang thao
tác trên ảnh nhận diện của Jason Strunk ở bàn làm việc trong phòng, thì
cái quy trình êm ả đầy thách thức ấy bị gián đoạn bởi tiếng động của vật gì
đó rơi xuống nền nhà sau lưng anh.
“Em để mấy thứ này ở đây,” Madeleine Gurney nói bằng một giọng mà
với mọi người có thể là bình thường nhưng lại khiến chồng cô căng thẳng.
Anh quay đầu lại, mắt nhíu lại khi thấy cái bao nhỏ đang dựa vào cửa.
“Để lại cái gì cơ?” anh hỏi, dù đã biết câu trả lời.
“Hoa tulip,” Madeleine nói cũng bằng chất giọng đều đều ấy.
“Ý em là củ hoa tulip ư?”
Đó là một sự sửa sai ngớ ngẩn, và cả hai người đều biết vậy. Đó chẳng
qua là một cách thể hiện sự cáu kỉnh của anh khi Madeleine muốn anh
làm thứ mà anh chẳng muốn làm.
“Em muốn anh làm gì với mấy thứ này trong đây cơ?”
“Mang ra ngoài vườn. Giúp em trồng.”
Anh đã nghĩ đến chuyện chỉ ra sự phi logic trong việc cô mang đồ vào
phòng anh chỉ để anh mang lại ra vườn, nhưng anh quyết định không nói.
“Chờ anh làm xong chỗ này đã,” anh dằn dỗi nói. Anh nhận thấy trồng
tulip vào một ngày cuối thu rực rỡ trong một khu vườn trên đỉnh đồi nhìn
ra toàn cảnh rừng thu thoai thoải đỏ thắm và những đồng cỏ màu ngọc lục
bảo dưới một bầu trời xanh thẳm không phải là một nhiệm vụ nhọc nhằn
cho lắm. Anh chỉ không thích bị gián đoạn. Và phản ứng đối với sự gián
đoạn này, anh tự nhủ, là sản phẩm phụ của ưu điểm lớn nhất ở anh: một
bộ óc tư duy logic tuyến tính đã đưa anh trở thành một thám tử trứ danh –
một bộ óc bị đánh động bởi những điểm rời rạc nhỏ nhất trong lời khai của
nghi can, một bộ óc có thể nhận thấy vết nứt tí xíu mà hầu như không con
mắt nào có thể thấy.
Madeleine hướng mắt qua vai anh để nhìn vào màn hình máy tính.
“Sao anh lại có thể làm mấy thứ xấu xí thế này vào một ngày như hôm nay
được nhỉ?” cô hỏi.

Xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài

Mã-giảm-giá-Tiki-khuyến-mãi-ưu-đãi-tại-Tiki

Leave a Comment